Sơ yếu lý lịch
Khi có cuộc hẹn với nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch để tự giới thiệu. Bạn có thể mua mẫu sẵn tại cửa hàng tiện lợi (combini) và điền tay hoặc nhập thông tin vào máy tính hoặc điện thoại, sau đó in ra. Tuy nhiên, viết tay sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
Bạn có thể tham khảo mẫu sơ yếu lý lịch và tải form (để in ra) tại đây.
Cách chuẩn bị sơ yếu lý lịch
- Ngày tháng: Viết theo dạng 平成25年 thay vì 2013, 平成26年 thay vì 2014. Viết ngày tháng hiện tại vào khi nộp.
- Họ tên: Nếu có “ふりがな”, viết phiên âm bằng ひらがな. Nếu có “フリガナ”, viết tên bằng カタカナ. Ấn con dấu của mình lên (kê quyển vở mềm phía dưới trước khi ấn để tránh bị mờ).
- Ảnh nhỏ khuôn mặt: Chụp mới (trong vài tháng gần đây). Ghi tên phía sau ảnh và dán kỹ. Không cần chụp mặc comple, nhưng quần áo cần sạch sẽ (nên chọn màu trắng). TUYỆT ĐỐI không chụp ảnh cười cợt vui vẻ như avatar Facebook.
- Địa chỉ, số điện thoại: Viết đầy đủ và chính xác. Email: Sử dụng email có thể truy cập từ máy tính (Gmail…).
- Quá trình học hành: Viết chữ “学歴” ở dòng đầu tiên. Ghi đầy đủ tên trường và khoa. Đối với thời gian học tại Việt Nam, chỉ cần viết từ năm tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp 2). Không viết tắt kiểu 〃.
- Quá trình công việc: Viết chữ “職歴” ở dòng đầu tiên. Nếu không có quá trình công việc, ghi “なし”. Không giản lược tên công ty, ví dụ chữ “株式会社” không được viết là “(株)”. Cuối cùng, viết chữ “以上”.
- Bằng cấp và chứng chỉ: Ghi các bằng cấp theo thứ tự ngày tháng cấp. Nếu đang học thi bất kỳ bằng cấp nào, cũng ghi vào. Với người Việt, bằng tiếng Nhật, tiếng Anh và bằng lái xe ở Nhật đều được chấp nhận.
- Lý do ứng tuyển: Viết lý do ứng tuyển/Sở thích/Sở trường… của bạn. Nếu ứng tuyển vì muốn phát huy sở trường, quan tâm đến điều gì trong công việc, hãy viết rõ ra. Tránh viết là “không có” (“特になし”). Phần này rất quan trọng, có thể tham khảo cách viết mẫu ở đây (chọn theo ngành nghề).
Các điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn
- Chuẩn bị sơ yếu lý lịch đầy đủ.
- Trang phục: Hãy mặc gọn gàng, lịch sự.
- Đến sớm từ 10-15 phút bởi người Nhật rất coi trọng giờ giấc. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra lại sơ yếu lý lịch và chỉnh lại trang phục.
- Khi bước vào phòng phỏng vấn, nói “失礼します” (Xin phép) để tỏ lòng tôn trọng.
- Khi bắt đầu phỏng vấn, giới thiệu qua tên và thêm câu “よろしくお願いします” (Rất mong được sự giúp đỡ của anh/chị).
- Trong quá trình phỏng vấn, ngồi thẳng, đặt hai tay lên đùi, nói rõ ràng, rành mạch và to.
- Khi kết thúc phỏng vấn, ngoài những câu chào quen thuộc, nói “よろしくお願いします” (Rất mong được sự giúp đỡ) và cúi đầu chào.
- Khi lựa chọn công việc, hãy sắp xếp và phân chia thời gian hợp lý để tránh xung đột khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có thể làm từ mấy giờ đến mấy giờ.
- Nếu bị từ chối ở một nơi, đừng nản lòng. Xin việc ở nơi khác, đừng ngại xin ở nhiều nơi, bạn sẽ tìm được công việc.
Đọc ngay: Những câu trả lời hay khi phỏng vấn đi Nhật: Chắc chắn đỗ
Ví dụ: Công việc A: Từ 5-9h; Công việc B: Từ 11-18h
Trên đây là một số hướng dẫn tìm hiểu cách xin việc làm thêm ở Nhật mà chúng tôi gợi ý. Nếu có thắc mắc về xin việc làm tại Nhật, hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận cuối bài viết. Chúc bạn thành công!
Bài viết được chỉnh sửa bởi Dnulib.