Prolactin là gì? Khi nào thì mức prolactin cao?

0
47
Rate this post

thực phẩm giàu dopamine

Mục đích của điều trị prolactin cao là đưa nồng độ trở về mức bình thường. Thông thường việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do có khối u ở tuyến yên, thì phương pháp điều trị hàng đầu là dùng thuốc. Đối với người mắc bệnh suy giáp, thuốc thay thế tuyến giáp có thể giúp cho mức prolactin trở lại bình thường.

Trường hợp nguyên nhân gây bệnh là các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, bác sĩ sẽ chỉ định một thuốc khác hoặc thêm một loại thuốc để hỗ trợ mức prolactin giảm xuống. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chủ vận dopamine, cụ thể như là cabergoline và bromocriptine.

Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp phụ nữ bị tăng prolactin máu đều cần chữa trị. Việc này chỉ cần thiết ở những bệnh nhân bị tăng prolactin máu dẫn đến không tạo ra estrogen, khi đó cần sử dụng biện pháp điều trị để tạo ra estrogen hoặc cung cấp estrogen vào cơ thể cho bệnh nhân.

Không cần điều trị nếu nguyên nhân là do một khối u nhỏ trong tuyến yên và bệnh nhân vẫn đang sản xuất estrogen. Hoặc khi không có nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến mức prolactin cao, đây được gọi là chứng tăng prolactin máu vô căn. Tình trạng này thường biến mất sau vài tháng mà không cần điều trị. Đối với khối u lớn hơn mà việc sử dụng thuốc không có hiệu quả cải thiện triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị để đưa mức prolactin trở về bình thường.

Ngoài việc tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để hỗ trợ giảm mức prolactin:

  • Thay đổi chế độ ăn uống (chế độ ăn ít thịt)
  • Kiểm soát sự căng thẳng của cơ thể
  • Không luyện tập thể dục thể thao ở cường độ cao
  • Hạn chế mặc các loại quần áo gây khó chịu cho ngực
  • Tránh các hoạt động làm kích thích ngực
  • Bổ sung vitamin B6 để tăng cường quá trình sản xuất dopamine và vitamin E để ngăn chặn sự gia tăng prolactin

U tuyến yên và tăng prolactin máu không gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng thường biến mất sau khi điều trị, biến chứng vô sinh cũng có thể đảo ngược khi mức hormone trở lại bình thường. Tuy nhiên đây là một bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Khoảng 1/3 phụ nữ giới trong độ tuổi sinh sản có buồng trứng bình thường mà gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt do tăng lượng prolactin trong máu.

Bệnh được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng để tìm được chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả thì không đơn giản bởi cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau như sản phụ khoa, chẩn đoán hình ảnh, nội tiết, ngoại khoa… Do đó, khi nghi ngờ mắc bệnh hoặc muốn kiểm tra tình trạng cơ thể, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn cũng như có hướng điều trị phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đây đã có thể giải đáp giúp bạn prolactin là gì và những vấn đề bất thường liên qua đến nồng độ prolactin cao ở nam giới và phụ nữ nhé!