Nhịp sản xuất (Takt time) là gì? Công thức tính

0
55
Rate this post

Hình minh hoạ

Nhịp sản xuất

Khái niệm

Nhịp sản xuất, hay còn được gọi là “Takt time” trong tiếng Anh, là thời gian cần để sản xuất một chi tiết hoặc sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Nhịp sản xuất được sử dụng để mô tả, theo dõi tốc độ một quy trình cần được duy trì ở các công đoạn khác nhau để đảm bảo chủ động điều phối và giám sát để luồng sản xuất liên tục.

Phân biệt với thời gian chu kì

Nhịp sản xuất khác với thời gian chu kì (Cycle Time), là thời gian cần để quy trình hoàn tất một sản phẩm. Ví dụ, một nhà sản xuất đồ gỗ có thể cách 10 phút để xuất xưởng một ghế sofa (Takt time), nhưng thực sự họ phải mất 3 ngày làm việc để hoàn thành một ghế sofa (Cycle Time).

Cách tính

Nhịp sản xuất được tính bằng cách lấy thời gian làm việc trong ngày chia cho yêu cầu đặt hàng trong ngày. Đơn vị của nhịp sản xuất được tính bằng phút hoặc giây.

Công thức tính:
Nhịp sản xuất = Thời gian sẵn có đáp ứng làm việc 1 ngày / Yêu cầu đặt hàng 1 ngày

Ví dụ:
Một đơn vị sản xuất nhận yêu cầu sản xuất là 3600 sản phẩm 1 ngày, làm việc 2 ca, mỗi ca 8 giờ, thời gian nghỉ giữa ca là 1 giờ. Vậy thời gian thực tế là 7 giờ/ca sản xuất.

Thời gian làm việc thực tế = 2 x 7 x 60 x 60 = 50.400 (giây)
Nhịp sản xuất = 50.400/3.600 = 14 (giây)/sản phẩm

Từ công thức tính toán và ví dụ trên ta thấy, khi đơn hàng tăng lên thì nhịp sản xuất cũng tăng lên và ngược lại.

Nhịp sản xuất là một yếu tố mà doanh nghiệp có thể tác động nhằm tăng năng suất, đo lường và kiểm soát các lãng phí. Thay vì tập trung quan tâm đến năng suất đầu ra (số sản phẩm trên giờ hoặc phút), nhịp sản xuất hướng đến việc sản xuất sản phẩm đúng tiến độ theo yêu cầu khách hàng và tạo dòng chảy thông suốt trong toàn bộ quá trình với cùng nhịp sản xuất. Nó cũng đóng vai trò giữ nhịp và cân bằng sản xuất để tạo ra một hệ thống kéo linh hoạt.

(Tài liệu tham khảo: Phương pháp Quản lí Tinh gọn, Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng Lean, NXB Hồng Đức)

Được chỉnh sửa bởi: Dnulib