1.1 Test Plan là gì?
Test plan là một tài liệu mô tả mục tiêu, phạm vi, phương pháp tiếp cận và tập trung vào việc kiểm thử phần mềm. Việc chuẩn bị Test Plan rất hữu ích để suy nghĩ về những nỗ lực cần thiết để xác nhận khả năng chấp nhận của một sản phẩm phần mềm.
Cấu trúc tổng quát của một Test Plan thường bao gồm các thông tin sau:
- Tên project
- Danh sách các module cần kiểm thử
- Ngày bắt đầu và ngày kết thúc
- Danh sách các testcase
- Nhân sự tham gia
- Tài nguyên sử dụng
- Kế hoạch thực hiện
1.2. Tại sao cần viết Test Plan?
Việc viết Test Plan có các lợi ích sau:
- Định hướng suy nghĩ
- Phương tiện giao tiếp và là công cụ giao việc trong nhóm kiểm thử và đội dự án
- Hỗ trợ quản lý và điều chỉnh khi có thay đổi
1.3. Các loại Test Plan
1.3.1. Master Test Plan
Một kế hoạch kiểm thử cấp cao duy nhất cho một dự án/sản phẩm kết hợp tất cả các kế hoạch kiểm thử khác.
1.3.2. Testing Level Specific Test Plans
Các kế hoạch cho mỗi cấp độ kiểm thử:
Unit Test Plan
Unit Testing (kiểm thử đơn vị) là mức kiểm thử phần mềm nhằm xác nhận từng đơn vị của phần mềm được phát triển đúng như được thiết kế. Unit testing là mức test nhỏ nhất trong bất kỳ phần mềm nào. Các hàm, thủ tục, lớp hoặc các phương thức đều có thể được xem là đơn vị. Unit testing được thực hiện bởi lập trình viên và là kiểm thử cấu trúc (white box testing). Mục đích của unit testing là tăng sự đảm bảo khi có sự thay đổi mã, code dễ sử dụng, dễ hiểu có thể tái sử dụng, chi phí sửa chữa thấp hơn các giai đoạn sau và dễ dàng sửa lỗi hơn.
Integration Test Plan
Integration Testing (kiểm thử tích hợp) là việc kiểm tra tính tương tác giữa các module của phần mềm đã được code bởi các nhà phát triển khác nhau. Kiểm thử tích hợp tập trung vào việc truyền dữ liệu giữa các module. Kiểm thử tích hợp chia thành 2 mức: kiểm thử tích hợp thành phần và kiểm thử tích hợp hệ thống. Kiểm thử tích hợp thường được thực hiện bởi developer, một nhóm kiểm thử chuyên biệt hoặc một nhóm developer/kiểm thử viên tích hợp.
System Test Plan
System Testing (kiểm thử hệ thống) là kiểm thử một hệ thống đã được tích hợp hoàn chỉnh để đảm bảo nó hoạt động đúng yêu cầu. Kiểm thử hệ thống tập trung vào chức năng của hệ thống. Mục đích của kiểm thử hệ thống là đánh giá sự hoạt động của hệ thống có đúng theo tài liệu đặc tả.
Acceptance Test Plan
Kiểm thử chấp nhận liên quan đến yêu cầu và quy trình kinh doanh để xác định xem hệ thống có đáp ứng tiêu chí chấp nhận hay không và cho phép người dùng cuối định đoạt có chấp nhận hệ thống hay không. Kiểm thử chấp nhận được chia thành 2 mức: kiểm thử alpha và kiểm thử beta.
1.3.3. Testing Type Specific Test Plans
- Kế hoạch Kiểm thử Hiệu năng
- Kế hoạch Kiểm thử bảo mật
Xem thêm chi tiết tại Dnulib tại đây.
Một Test Plan phải tuân thủ các nguyên tắc E-A-T và YMYL để xây dựng uy tín.