Cấp lại bằng lái xe máy ở đâu?

0
54
Rate this post

Người lái xe máy và ô tô khi tham gia giao thông cần phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp bị mất Giấy phép lái xe gây nhiều khó khăn và người ta thường quan tâm nơi cấp lại bằng lái xe máy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn kiến thức về nơi cấp lại bằng lái xe máy. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Theo Thông tư số 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải, việc cấp lại bằng lái xe máy được quy định như sau:

  • Bằng lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
  • Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam). Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam, giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe bị mất

Trường hợp bằng lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng

Theo điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có Giấy phép lái xe bị mất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe như sau:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
  • Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có).
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại Giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3.
  • Bản sao CMND, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện Giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại Giấy phép lái xe.

Trường hợp bằng lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên

Người có Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

  • Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết.
  • Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Người lái xe chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dự sát hạch lại, bao gồm:

  • Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); Hộ chiếu còn thời hạn (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài).
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
  • Đơn đề nghị đổi (cấp lại) Giấy phép lái xe theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận.
  • Bản chính hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe bị mất (nếu có).

Theo quy định của điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Bài viết liên quan

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn cần nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Bạn sẽ chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ đã nêu để đối chiếu.

Bước 3: Nộp lệ phí cấp lại bằng lái xe

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí cấp lại bằng lái xe bị mất được quy định như sau:

  • Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.
  • Phí sát hạch lái xe:
    • Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.
    • Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận bằng lái xe cấp lại

Theo thời hạn trên giấy hẹn, bạn cần đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại.

Như vậy, việc làm thủ tục cấp lại bằng lái xe bị mất là bắt buộc đối với mọi tài xế. Theo quy định của Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ, việc điều khiển xe máy, ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự mà không có Giấy phép lái xe có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 04 triệu đồng.

Cấp lại bằng lái xe máy ở đâu Hà Nội?

Tại Hà Nội, bạn có thể nộp hồ sơ tại các địa điểm sau:

  • Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy.
  • Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông.
  • Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: Số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình.

Cấp lại bằng lái xe máy ở đâu Hải Phòng?

Bạn có thể nộp hồ sơ tại một trong những địa điểm sau: Sở giao thông vận tải Hải Phòng – 1 Cù Chính Lan, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng – 0225 3842 931.

Cấp lại bằng lái xe máy ở đâu Bắc Giang?

Bạn có thể nộp hồ sơ tại một trong những địa điểm sau: Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Giang – Phường Ngô Quyền, Bắc Giang – 0204 3531 111. Sở giao thông vận tải Bắc Giang – 51 Nguyễn Văn Cừ, Phường Ngô Quyền, Bắc Giang – 0204 3854 229.

Cấp lại bằng lái xe máy ở đâu Nam Định?

Bạn có thể nộp hồ sơ cấp lại Giấy phép lái xe tại Sở Giao Thông Vận Tải hoặc Trung tâm Dịch vụ Hành chính công cấp tỉnh, thành phố Nam Định.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông
  • Để vật liệu ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông bị xử lý thế nào?
  • Quy định chi tiết về bật đèn xe khi tham gia giao thông

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về cấp lại bằng lái xe máy. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ từ chúng tôi, hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp