Bệnh giun lươn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

0
48
Rate this post

Giun lươn là một loại ký sinh trùng nguy hiểm tồn tại trong đường tiêu hóa. Loại ký sinh trùng này có thể tồn tại trong cơ thể con người trong thời gian dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phát hiện sớm tình trạng nhiễm giun và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng nặng.

Giun lươn là gì?

Giun lươn, còn được gọi là strongyloides stercoralis, là loại ký sinh trùng được phát hiện đầu tiên ở Nam Bộ, Việt Nam vào năm 1876. Tần suất bệnh này thực sự khó xác định vì phần lớn trường hợp là nhiễm trùng tiềm ẩn (2-20%). Biểu hiện của bệnh có thể thay đổi từ không có triệu chứng đến suy đa cơ quan. Tử suất của người bệnh nhiễm giun lươn nhập viện là 16,7%. Trên người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể lan tỏa gây tử vong.

Bệnh giun lươn có hai loại hình thái, bao gồm giun lươn ký sinh và giun lươn sống tự do ngoài cơ thể ký chủ. Ấu trùng xâm nhập qua da vào hệ bạch huyết và hệ tĩnh mạch vào vòng tuần hoàn đến phổi, khí quản, thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non định vị tại đó. Ấu trùng khi đến phổi có thể không vào phế nang mà luân chuyển trong máu và đến các cơ quan khác. Quá trình di chuyển yêu cầu ấu trùng trải qua hai lần lột xác để trưởng thành.

nhiễm giun lươn

Giun trưởng thành thường sống ở tá hỗng tràng. Ở những trường hợp nhiễm nặng, giun có thể gặp ở dạ dày, môn vị, đại tràng, đường mật,… Mỗi giun trưởng thành có thể sống tới 5 năm và tiếp tục chu trình sinh sản. Trứng giun lươn chỉ được tìm thấy khi tiêu chảy ồ ạt trong trường hợp bệnh nặng, trứng không kịp nở ra ấu trùng trong ruột mới theo phân ra ngoài. Trong điều kiện khí hậu thuận lợi, ấu trùng có thể phát triển thành giun lươn tự do sống ở ngoại cảnh.

Trong một số trường hợp như táo bón kéo dài, giảm chuyển động ruột, bệnh túi thừa, ấu trùng không được thải ra ngoài qua phân, chúng có thể chui qua vách ruột vào hệ tuần hoàn và tiếp tục chu trình ký sinh. Hệ thần kinh trung ương, gan và phổi là nơi thường gặp của chu trình tự nhiễm này. Chu trình tự nhiễm này đặc biệt phổ biến trên người suy giảm miễn dịch và là nguyên nhân tái nhiễm kéo dài dù đã ra khỏi vùng dịch tễ, có thể kéo dài tới 36 năm (2).

Triệu chứng nhiễm giun lươn

1. Lâm sàng

  • Hầu hết người nhiễm giun lươn thường không có triệu chứng và có thể tồn tại hàng chục năm mà không được chẩn đoán. Có thể biểu hiện triệu chứng qua da, đường tiêu hóa hoặc hô hấp.
  • Triệu chứng qua da: Ấu trùng xâm nhập thường nằm ở chân hoặc bất kỳ vị trí nào tiếp xúc với đất nhiễm bệnh. Điều này thường gây ra phản ứng viêm da tại chỗ như ngứa, nổi mề đay ngoằn ngoèo có thể thay đổi vị trí phù hợp với phản ứng dị ứng khi ấu trùng di chuyển. Đôi khi có thể là một nốt xuất huyết thứ phát do vỡ mạch máu. Triệu chứng này có thể kéo dài vài giờ, cả ngày và tái diễn hàng tháng, hàng năm (1).
  • Triệu chứng qua đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy nhẹ, thậm chí có thể gây tắc ruột. Sự nhiễm giun lươn là nguyên nhân của biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
  • Triệu chứng qua hệ hô hấp: Trường hợp nhẹ có thể gây khò khè, hắt hơi. Khi nhiễm trùng nặng hoặc kết hợp với bệnh khác, giun lươn thường gây ho, khò khè, khó thở, thở nhanh, ho ra máu, đau ngực kiểu màng phổi. Trường hợp nặng có thể gây ra hội chứng nguy kịch hô hấp cấp ở người lớn (ARDS) và cần phải thực hiện thông khí cơ học.
  • Triệu chứng tăng nhiễm: Thường xảy ra trên những người suy kiệt, suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính, bệnh đái tháo đường hoặc nghiện rượu. Vi khuẩn Gram âm đường ruột có thể bám vào ấu trùng và di chuyển khắp cơ thể, gây nhiễm trùng máu, viêm màng não và sốt kéo dài.

2. Cận lâm sàng

  • Phân: Soi phân có thể tìm thấy ấu trùng hoặc trứng giun (trong trường hợp tiêu chảy ồ ạt). Sử dụng kỹ thuật Baermann để tăng độ nhạy, mẫu phân được ủ trong nước ấm và sau đó dùng thạch lỏng để phát hiện ấu trùng.
  • Hút dịch tá tràng để tìm ấu trùng giun lươn.
  • Sự tăng giảm bạch cầu ái toan để theo dõi tiến trình bệnh và đánh giá khả năng tái nhiễm.
  • Xét nghiệm ELISA có độ nhạy và đặc hiệu cao, nhưng độ tin cậy phụ thuộc vào phòng xét nghiệm. Kháng thể vẫn tồn tại nhiều năm sau khi điều trị thành công và có thể có kết quả âm tính ở những trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Tổn thương phổi có thể thấy sự thâm nhiễm, tạo thành các nốt hoặc gây viêm phổi và phù phổi.

triệu chứng nhiễm giun lươn

Điều trị bệnh giun lươn

Khi có triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần tư vấn và điều trị với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có kinh nghiệm.

Thuốc được lựa chọn hàng đầu là Ivermectin vì hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Thiabendazole cũng có hiệu quả cao, nhưng khả năng hấp thụ kém hơn. Albendazole là thuốc thay thế có thể sử dụng (3).

thuốc đặc trị giun lươn

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch hẹn thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Những thông tin trên đây là về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh giun lươn. Nếu bạn nghi ngờ dấu hiệu nhiễm giun, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành các chẩn đoán và điều trị kịp thời, từ đó ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

*Bài viết được chỉnh sửa bởi Dnulib.