Cáo phó là gì? Ý nghĩa và nội dung bảng cáo phó

0
61
Rate this post

Cáo phó là gì? Ý nghĩa và nội dung bảng cáo phó

Một trong các việc làm quan trọng và cần thiết đầu tiên sau khi ai đó qua đời là lập bảng cáo phó. Vậy cáo phó là gì? Việc này có ý nghĩa như thế nào và nên ghi gì trên bảng cáo phó? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Cáo phó là gì?

Cáo phó là việc thông báo cho người khác biết về sự ra đi của một người vừa mới diễn ra. Trên bảng cáo phó sẽ bao gồm thông tin về người đã mất và thông tin về các nghi lễ tổ chức đám tang. Việc này đã tồn tại từ lâu đời và trở thành một công việc bắt buộc mỗi khi có tang gia trong gia đình. Lưu ý rằng tất cả các thông tin trên bảng cáo phó phải được đảm bảo chính xác.

Tùy theo phong tục văn hóa của từng địa phương, bảng cáo phó sẽ có màu sắc và kích thước khác nhau. Có thể là màu trắng, màu đen, màu vàng, kích thước tối thiểu là 60 x 90 (chiều rộng x chiều cao). Điều này nhằm đảm bảo tính dễ nhìn với tất cả mọi người. Chữ viết trên bảng cáo phó cũng phải được thực hiện một cách trang nghiêm, lịch sự, không được cầu kỳ và khó đọc.

Ý nghĩa của bảng cáo phó

Bảng cáo phó trong tang lễ sẽ được dán ở khu vực cổng ngõ hoặc cửa nhà của người đã qua đời. Ngoài ra, bạn cũng phải thông báo với cơ quan sở tại. Việc này mang những ý nghĩa thiết thực như sau:

1. Giúp mọi người biết chính xác ai đã qua đời

Cáo phó sẽ giúp mọi người biết chính xác ai đã thực sự qua đời, vì không ai sẽ lập bảng cáo phó cho người còn sống. Từ đó, mọi người có thể sắp xếp công việc để đến viếng thăm theo thời gian được ghi cụ thể trên bảng. Việc này giúp cho tang lễ được tổ chức trọn vẹn, hoàn hảo, có đầy đủ sự hỗ trợ cũng như sự góp mặt từ mọi người.

2. Thông báo với cơ quan chính quyền địa phương

Cáo phó cũng là việc thông báo với cơ quan chính quyền địa phương để xác nhận rằng người đó đã qua đời và thông báo qua đài truyền thanh và các phương tiện thông tin khác. Ngoài ra, bảng cáo phó cũng giúp việc thực hiện giấy chứng tử diễn ra một cách thuận lợi. Đồng thời, cán bộ hộ tịch cũng sẽ dựa vào đây để tiến hành các thủ tục khai tử ra khỏi hộ khẩu, xã hội.

3. Thể hiện sự tôn kính và biết ơn

Bảng cáo phó cũng là một việc làm thể hiện sự tôn kính, biết ơn của những người còn sống. Thông báo cho mọi người cũng là việc làm cuối cùng để giúp người đã qua đời nhắm mắt, ra đi thanh thản. Theo quan niệm dân gian, lập bảng cáo phó cũng như thông báo với thần linh, diêm vương, quỷ thần. Khi chết đi, linh hồn của người đã qua đời sẽ dễ dàng được siêu thoát và đầu thai thuận lợi.

Cáo phó là gì? Ý nghĩa và nội dung bảng cáo phó

Nội dung bảng cáo phó bao gồm những gì?

Tiếp theo, chúng tôi xin chia sẻ 3 nội dung Cáo phó dành cho người bình thường, Phật giáo và Công giáo để bạn tham khảo.

Cáo phó dành cho người bình thường

CÁO PHÓ/TIN BUỒN

Đại diện gia đình người đã qua đời vô cùng thương tiếc báo tin:

  • Họ & tên đầy đủ của người đã qua đời
  • Ngày tháng năm sinh của người đã qua đời
  • Hưởng thọ/hưởng dương bao nhiêu tuổi
  • Chỗ ở, địa chỉ lưu trú hiện tại của người đã qua đời
  • Thời gian chính xác của người đã qua đời (chính xác đến giờ theo cả âm và dương lịch)
  • Địa điểm tổ chức lễ tang
  • Thời gian diễn ra lễ tang
  • Địa điểm an táng
  • Thời điểm an táng, hình thức an táng

Kính báo!

Cáo phó dạng Phật giáo

CÁO PHÓ – Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật

Đại diện gia đình người đã qua đời vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và bạn hữu xa gần:

  • Họ và tên của người đã qua đời
  • Hiệu diệu/pháp danh Phật tử: ….
  • Năm sinh và năm mất
  • Hưởng thọ
  • Địa điểm tổ chức tang lễ
  • Địa điểm an táng cuối cùng

Tang gia đồng kính báo!

Cáo phó dành cho người Công giáo

“Trong niềm hy vọng vào mầu nhiệm của Chúa Kitô phục sinh, chúng tôi xin loan báo đến thân bằng quyến thuộc: A (danh xưng của người đã qua đời với người viết cáo phó) của chúng tôi là ông/bà Linh Hồn X. (tên người đã qua đời) vừa an nghỉ trong Chúa”.

Cáo phó là gì? Ý nghĩa và nội dung bảng cáo phó

  • Linh Hồn X
  • Ngày tháng năm sinh
  • Thời gian từ trần
  • Hưởng thọ bao nhiêu tuổi
  • Linh cữu được quàn tại đâu
  • An táng hoặc hỏa táng thời gian nào

Tang gia đồng kính báo!

Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ cáo phó là gì và biết cách viết nội dung bảng cáo phó phù hợp nhất với đối tượng người đã qua đời và tôn giáo đang tham gia.

Để được hỗ trợ tổ chức tang lễ trọn gói, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, bạn có thể lựa chọn đến dnulib.edu.vn. Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này và hỗ trợ tất cả mọi tỉnh thành, tổ chức tang lễ, mai táng theo nhu cầu của từng gia đình. Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Bài viết liên quan: