Sau động từ là gì? Hiểu ngay trong 5 phút

0
49
Rate this post

Động từ là một trong những kiến thức quan trọng khi học Tiếng Anh. Nó luôn là phần thi quan trọng trong các kỳ thi Toeic, Ielts, Toefl và cũng là một phần không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày và trong quá trình sử dụng Tiếng Anh của chúng ta. Vậy sau động từ là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, hôm nay Tiếng Anh tốt sẽ cung cấp cho bạn về khái niệm, vị trí và cách sử dụng động từ trong Tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sau động từ là gì? Hiểu ngay trong 5 phút
Ảnh phục vụ minh họa bài viết từ dnulib.edu.vn

1. Khái niệm động từ

Động từ(V) là những từ chỉ trạng thái hoặc hành động của chủ ngữ.

2. Sau động từ là gì?

2.1 Verb + object; nội động từ và ngoại động từ

Một số động từ luôn luôn đi kèm với đại từ hoặc danh từ làm tân ngữ trực tiếp. Trong ngữ pháp Tiếng Anh, những động từ này được gọi là ngoại động từ (như teach, fast, hold, touch,…).

Ví dụ:

  • Mẹ tôi dạy tôi nấu ăn. (My mother teaches me to cook).
  • Capuchino chạm vào khứu giác của tôi. (Capuchino touches my sense of smell).

Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp động từ không đi kèm với tân ngữ trực tiếp, đó là những động từ có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ, hoặc có thể có 2 tân ngữ.

Động từ không có tân ngữ trực tiếp theo sau:

  • Vui lòng đứng dậy. (Do stand up).
  • Tôi thua. (I lost).

Động từ có thể vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ:

  • Tôi đã thua trong cuộc thế vận hội đó. (I lost this game).
  • Tôi ăn rất nhiều cam. (I eat a lot of oranges).

Động từ có thể có 2 tân ngữ: tân ngữ trực tiếp và gián tiếp theo sau nó

  • Tôi thường mua cho mẹ tôi rất nhiều rau. (I often buy my mother a lot of vegetables).
  • Tôi tặng cho Mary mấy bộ đồ mới. (I give Mary some new clothes).

Lưu ý: Có một số trường hợp động từ thường được dùng như ngoại động từ và nội động từ với nhiều loại chủ ngữ khác nhau.

2.2 Sau động từ là trạng từ

Trạng từ thường đứng sau động từ để chỉ thể cách hoặc cách thức. Nếu có tân ngữ, trạng từ sẽ đứng sau tân ngữ.

Ví dụ:

  • Anh ấy lái xe không cẩn thận. (He drives carelessly).
  • Linh trở về nhà một cách nhanh chóng. (Linh comes home quickly).
  • Hien luôn luôn làm bài tập của cô ấy một cách cẩn thận. (Hien always does her homework carelessly).

Sau động từ tobe là gì? Là trạng từ chỉ tần suất.

  • Anh ấy thường đi ngủ muộn. (He is often goes to bed late).
  • Cô ấy hiếm khi đi làm muộn. (She is seldom goes to work late).

2.3 Động từ đi với giới từ và tiểu từ

Nhiều động từ cần đi kèm với giới từ sau nó.

Ví dụ:

  • Tôi đang nhìn mây. (I’m looking at the cloud).

Không dùng: I’m looking the cloud.

Lưu ý: Một số động từ lượt bỏ giới từ như Run! (chạy đi), Look! (nhìn này),…

Các động từ cũng có thể đi kèm với tiểu từ, trạng từ.

Ví dụ:

  • Tôi thường dậy lúc 6h. (I always get up at 6 am).
  • Máy bay cất cánh lúc 9h. (The plane takes off at 9 o’clock).

Ngoài ra, khi động từ không có giới từ theo sau nhưng được theo sau bởi bổ ngữ chủ ngữ – bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ, được gọi là động từ nối.

Ví dụ:

  • Nhà tôi là một mớ bừa bộn. (My home is a mess).

2.4 Động từ (Verb) + Verb: Trợ động từ

Động từ thường kết hợp với một động từ khác được dùng để tạo câu hỏi và câu phủ định ở dạng tiếp diễn, hoàn thành và bị động.

Ví dụ:

  • Bạn có muốn một ít cà phê không? (Do you want some coffee?).
  • Anh ấy đã không hoàn thành nó. (He didn’t complete it).

Động từ khuyết thiếu đi kèm với một động từ khác ở dạng nguyên thể.

Ví dụ:

  • Anh ấy sẽ đi biển Đồng Châu vào tuần tới. (He will go to Dong Chau beach next week).
  • Huy phải ở nhà hôm nay. (Huy must stay at home today).

2.5 Sau động từ là những động từ khác

Ví dụ:

  • Tôi muốn uống một cốc cà phê. (I want to drink a cup of coffee).
  • Tôi thích câu cá ở bờ sông. (I enjoy going fishing by the river).

Lưu ý: Cách dùng này được sử dụng để nói về thái độ của bản thân đối với một hành động: động từ thứ nhất diễn tả thái độ và động từ thứ hai chỉ hành động.

2.6 Sau động từ là tân ngữ

Verb + object + verb

Ví dụ:

  • Tôi thích uống trà sữa. (I like you to drink milk tea).
  • Mẹ tôi bảo rằng tôi không được đi chơi. (My mother told me that I don’t go out).

Verb + object + complement

Một số ngoại động từ có thể có tân ngữ cùng với bổ ngữ tân ngữ theo sau.

Ví dụ:

  • Mẹ tôi làm tôi rất hạnh phúc. (My mother makes me happy).
  • Hãy đọc nó thật to. (Let’s read it loudly).

Đến đây các bạn đã hiểu được sau động từ là gì rồi phải không? Sau động từ là tân ngữ (danh từ, đại từ), trạng từ (trạng từ chỉ cách thức, trạng từ chỉ tần suất), giới từ hay một động từ khác (trợ động từ).

3. Kết thúc bài học

Những kiến thức trên đã giúp tổng quan về vị trí của động từ trong câu. Hy vọng các bạn đã nhận được những thông tin hữu ích để tránh việc sử dụng động từ sai khi làm bài tập. Chúc các bạn học tập thật vui vẻ!

Theo dõi Fanpage của Tiếng Anh Tốt để biết thêm nhiều kiến thức về tiếng Anh nhé!

Lưu ý: Bài viết đã được chỉnh sửa bởi dnulib.edu.vn.