Thủ tục và Kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

0
50
Rate this post

Chào mừng bạn đến với bài viết hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam. Ở đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về quy định, hồ sơ, kinh nghiệm và thủ tục đăng ký kết hôn này.

Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

1. Quy định về kết hôn với người nước ngoài

Việc kết hôn với người nước ngoài, hay còn được gọi là “Kết hôn có yếu tố nước ngoài” được quy định rõ ràng và cụ thể trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Điều 126 của Luật này nêu rõ:

  • Khi người nước ngoài và người Việt Nam kết hôn với nhau, mỗi bên phải tuân theo luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
  • Khi kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình.
  • Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn của Luật này.

Vậy, các điều kiện kết hôn của người nước ngoài với người Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

2. Điều kiện kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài và người Việt Nam tổ chức đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các quy định nêu tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014, và được cụ thể hóa tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, cụ thể như sau:

Đủ tuổi: Người Việt Nam phải đủ 20 tuổi, người nước ngoài phải đủ 18 tuổi.

Lưu ý: Điều này không áp dụng nếu người nước ngoài có tuổi dưới 18 và đã kết hôn với người Việt Nam trước khi đến Việt Nam.

3. Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?

Theo Quy định tại Điều 37 – Thẩm quyền đăng ký kết hôn, Luật hộ tịch năm 2014, thì Công dân Việt Nam và người nước ngoài sẽ thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Nơi cư trú ở đây là nơi công dân Việt Nam thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020).

4. Thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam (khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 32 Nghị định 123), tổng thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam sẽ mất khoảng 13 ngày làm việc, nếu đủ hồ sơ hợp lệ và không có sự kiện gián đoạn.

Trong đó bao gồm:

  • 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ để Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết và báo cáo lên Chủ tịch UBND ký Giấy chứng nhận kết hôn nếu đủ điều kiện.
  • 03 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn để Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Tuy nhiên, trên thực tế, tùy từng trường hợp, thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài có thể sẽ khác nhau.

Lưu ý: Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp có thể gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày ký Giấy chứng nhận kết hôn theo văn bản đề nghị của Phòng Tư pháp.

Hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn đã ký sẽ bị hủy.

5. Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại UBND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Như vậy, mức lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài không được quy định thống nhất, mức phí của mỗi địa phương có thể sẽ khác nhau. Thông thường, mức lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài dao động trong khoảng từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Ví dụ:

STT Tỉnh/Thành phố Lệ phí đăng ký kết hôn tại cấp Quận/huyện Căn cứ

6. Kết hôn với người nước ngoài cần giấy tờ gì?

Phần hồ sơ, giấy tờ đăng ký kết hôn với người nước ngoài là một phần vô cùng quan trọng mà bạn cần chú ý để đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc khi phải chuẩn bị nhiều lần.

Dưới đây là những giấy tờ mà bạn và người yêu là người nước ngoài cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam:

Nhóm hồ sơ STT Tên hồ sơ Yêu cầu cụ thể Số lượng (bản) Người chuẩn bị

Như vậy, chúng tôi đã vừa giới thiệu với bạn trọn bộ hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam.

Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu vào phần thủ tục.

7. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang phải thực hiện trực tiếp, chưa áp dụng hình thức nộp trực tuyến.

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Các bước của Quy trình này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cả công dân Việt Nam và người nước ngoài sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ nêu tại mục 6 ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ được nộp trực tếp tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. Người Việt Nam có thể mang hồ sơ lên nộp mà không cần có văn bản ủy quyền của người nước ngoài.

Sau đó, người tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận sẽ hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Bước 3: Chờ xử lý và nhận kết quả

Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trong quá trình thẩm tra:

  • Nếu có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.
  • Nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên nam và nữ để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.

Sau khi xác định hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.

Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Lúc đó, hai bạn (hai bên nam nữ) sẽ cần đến UBND cấp huyện nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận kết hôn, và thực hiện một số thủ tục liên quan.

Lưu ý: Như đã nói ở trên, trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp có thể gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày ký Giấy chứng nhận kết hôn theo văn bản đề nghị của Phòng Tư pháp.

Hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn đã ký sẽ bị hủy.

8. Kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài, thì việc chuẩn bị hồ sơ đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu hồ sơ không chuẩn ngay từ đầu, thì sẽ bị từ chối tiếp nhận, và quy trình sẽ bị tạm ngưng tại đó. Do đó, bạn hãy chuẩn bị thật cẩn thận theo đúng danh sách nêu trên.

Về phỏng vấn khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Khi đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn, hai bạn cũng có thể sẽ được hỏi một số câu hỏi phỏng vấn liên quan đến:

  • Thông tin cá nhân: tuổi tác, địa chỉ, nghề nghiệp, thông tin gia đình người bảo lãnh, …
  • Thông tin về đời sống, môi trường làm việc và tài chính: làm gì, học gì, địa chỉ làm việc, nên biết thu nhập chồng, hôn phu là bao nhiêu, tài sản như nhà, xe, đóng thuế, làm bao nhiêu một giờ, ai là người chi trả phí đám cưới, nhà chồng cho bao nhiêu; …
  • Thông tin về mối quan hệ: ngày đầu quen nhau, thời gian quen nhau cho đến khi đăng ký kết hôn là bao lâu, vì sao yêu nhau, quen nhau do ai giới thiệu, hiện tại có mấy người con, người bảo lãnh về bao nhiêu lần, lần cuối về khi nào? …

Tất cả các thông tin bạn trả lời trong buổi phỏng vấn cần chính xác và nhất quán theo lời khai thông tin trong hồ sơ và các bằng chứng mang theo.

Về khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài, nên thực hiện tại các bênh viện có chuyên khoa tâm thần và được phép khám sức khỏe kết hôn như đã nói ở trên.

Trường hợp đã khám sức khỏe tại nước ngoài, kết quả khám sức khỏe có thể sử dụng tại Việt Nam nhưng phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt (tốn thời gian và chi phí hơn khám sức khỏe tại Việt Nam).

9. Câu hỏi thường gặp

Như vậy, Vietnam-visa vừa hướng dẫn bạn trọn bộ thông tin về hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.

Trong trường hợp bạn cần tư vấn, hãy liên hệ với Vietnam-visa theo số hotline +0946.583.583 hoặc email Support@Vietnam-visa.com.

Chúc các bạn hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn với người bạn đời của mình một cách nhanh chóng và thuận lợi,

Paragraph edited by: dnulib.edu.vn