Dậy thì sớm ở bé gái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

0
42
Rate this post

Trong thời gian gần đây, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng gia tăng. Tình trạng này không chỉ làm trẻ đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.

dậy thì sớm ở bé gái

Dậy thì sớm ở bé gái là gì?

Dậy thì là giai đoạn phát triển mà mọi người phải trải qua trước khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Trong quá trình dậy thì, hệ thống xương của cơ thể sẽ phát triển nhanh chóng, giúp trẻ trở nên cao lớn hơn, đồng thời thay đổi và hoàn thiện hình dạng, kích thước và khả năng sinh sản của trẻ[^1].

Bình thường, giai đoạn dậy thì ở bé gái bắt đầu vào khoảng từ 9-13 tuổi. Tuy nhiên, nếu quá trình này xảy ra sớm hơn, trước khi trẻ 8 tuổi, trẻ có thể bị dậy thì sớm. Tỷ lệ trẻ bị dậy thì sớm ở bé gái cao hơn so với bé trai. Đặc biệt, nguy cơ này tăng cao hơn ở những trẻ bị thừa cân, ăn uống thừa chất[^1].

Dậy thì sớm gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Dậy thì sớm gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái

Quá trình dậy thì ở bé gái bắt đầu khi não sản xuất hormone GnRH. Hormone này sẽ kích thích tuyến yên sản xuất hormone estrogen (hormone sinh dục nữ), từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính và khả năng sinh sản ở nữ giới[^2].

Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở bé gái liên quan đến rối loạn sản xuất và giải phóng hormone. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn này được chia làm 2 nhóm chính:

1. Dậy thì sớm trung ương

Theo thống kê, khoảng 80% trường hợp dậy thì sớm trung ương ở bé gái không thể xác định nguyên nhân cụ thể. Các trường hợp còn lại được xác định có liên quan đến một số vấn đề về hệ thần kinh trung ương, bao gồm:

  • Não hoặc tủy sống có khối u gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
  • Não hoặc tủy sống bị tổn thương.
  • Trẻ có dị tật hoặc khuyết trong não khi sinh: khối u không ung thư, tràn dịch não,…
  • Não hoặc tủy sống bị ảnh hưởng bởi bức xạ.

2. Dậy thì sớm ngoại vi

Dậy thì sớm ngoại vi ở bé gái ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Trẻ gặp tình trạng này không gặp bất thường về hormone GnRH trong não. Thay vào đó, nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại vi là do các vấn đề liên quan đến nội tiết tố khác như tuyến yên, buồng trứng, tuyến thượng thận,… gây tăng lượng estrogen được giải phóng trong cơ thể[^2].

Một số nguyên nhân khác gây dậy thì sớm ngoại vi ở bé gái bao gồm:

  • U nang buồng trứng, u buồng trứng;
  • Hội chứng di truyền McCune-Albright;
  • U tuyến thượng thận hoặc u tuyến yên;
  • Tiếp xúc sớm với các sản phẩm chứa nhiều testosterone hoặc estrogen.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái

Khi bé gái bị dậy thì sớm, tuyến sinh dục (buồng trứng) và tuyến thượng thận sẽ bắt đầu giải phóng hormone, gây ra những thay đổi trong cơ thể với các biểu hiện đặc trưng như:

  • Vú phát triển;
  • Bắt đầu có mùi cơ thể;
  • Mọc lông nách;
  • Mọc lông mu;
  • Xuất hiện mụn trứng cá;
  • Xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên (thường xảy ra sau 2-3 năm kể từ khi trẻ bắt đầu phát triển ngực).

Con gái dậy thì sớm có tốt không?

Không. Dậy thì sớm ở bé gái có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu hoặc nghi ngờ dậy thì sớm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị sớm.

Dậy thì sớm ở bé gái ảnh hưởng đến sự phát triển như thế nào?

Dậy thì sớm có thể gây nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bé gái. Vì vậy, khi trẻ mắc phải tình trạng này, bố mẹ không nên chủ quan, mà nên chủ động chia sẻ, động viên và hỗ trợ trẻ với các vấn đề mà trẻ gặp phải và điều trị sớm cho trẻ.

Trẻ bị dậy thì sớm rất dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý
Trẻ bị dậy thì sớm rất dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý, bố mẹ nên đồng hành và thường xuyên chia sẻ, tâm sự cùng trẻ.

1. Thời gian dậy thì ngắn

Dậy thì là giai đoạn trẻ tăng trưởng chiều cao và phát triển các đặc điểm hình thái mạnh mẽ nhất. Trung bình một bé gái có thể tăng đến 25cm chiều cao trong vài năm dậy thì. Tuy nhiên, đối với trẻ bị dậy thì sớm, quá trình này thường sẽ kết thúc sớm hơn so với bình thường, tức sự tăng trưởng của trẻ sẽ sớm dừng lại. Điều này khiến trẻ nhỏ người, thấp hơn so với chiều cao có thể đạt được nếu trẻ dậy thì bình thường.

2. Vấn đề về vóc dáng

Sự xuất hiện của các đặc tính nữ giới khiến trẻ bắt đầu có những thay đổi về vóc dáng như tăng kích thước của vòng 1, vòng 3,… Điều này khiến trẻ có xu hướng thu mình lại và không dám thể hiện cá tính hay tham gia các hoạt động, vui chơi như những đứa trẻ cùng trang lứa.

3. Lạm dụng tình dục

Trẻ dậy thì sớm khi chưa được trang bị đủ kiến thức về giới tính và quan hệ tình dục từ nhà trường và bố mẹ khiến trẻ có nguy cơ có quan hệ tình dục sớm hơn độ tuổi. Từ đó, trẻ có nguy cơ mang thai ở độ tuổi vị thành niên, gây ra nhiều gánh nặng cho kinh tế, xã hội, tăng tỷ lệ trẻ bỏ học, thất nghiệp.

4. Tâm trạng lo lắng và trầm cảm

Các bé gái dậy thì sớm có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tâm lý nghiêm trọng, thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng, và thậm chí trầm cảm do sự thay đổi của cơ thể làm trẻ trông khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa. Những ảnh hưởng về tâm lý này có thể kéo dài cho đến khi trẻ lớn hơn. Điều quan trọng là bố mẹ nên nhẹ nhàng tâm sự, thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, cởi mở hơn. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị ảnh hưởng tâm lý nặng, bố mẹ nên sắp xếp cho trẻ gặp các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ sớm.

5. Rủi ro khác

Dậy thì sớm ở bé gái có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn khi trưởng thành như hội chứng rối loạn nội tiết tố, hội chứng buồng trứng đa nang,… Do đó, trẻ cần được điều trị kịp thời và đúng cách để điều chỉnh lại quá trình này diễn ra theo đúng độ tuổi hơn.

Điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Thực tế, không phải tất cả các trường hợp dậy thì sớm ở bé gái đều cần điều trị và trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định và thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn các yếu tố đe dọa sự phát triển về chiều cao, hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi của trẻ, chiều cao được dự đoán khi trẻ trưởng thành, và những ảnh hưởng về tâm lý và sinh lý mà trẻ có liên quan đến dậy thì sớm.

Trong trường hợp dậy thì ở bé gái có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, bé sẽ cần giảm cân để làm chậm quá trình dậy thì. Nếu bé dậy thì sớm do rối loạn nội tiết tố, bác sĩ sẽ điều trị bằng các loại thuốc nhằm cân chỉnh lại nồng độ hormone trong cơ thể. Quá trình điều trị dậy thì sớm thường kéo dài cho đến khi trẻ đạt đến độ tuổi dậy thì phù hợp. Do đó, trong suốt quá trình điều trị, bố mẹ nên đồng hành cùng trẻ và cho trẻ tái khám đúng liệu trình để đạt được kết quả tốt nhất, trẻ đạt được chiều cao bình thường khi lớn lên và có ngoại hình phù hợp với độ tuổi thật.

Khi nào nên đưa bé gái đi khám dậy thì sớm?

Khi trẻ có các dấu hiệu của dậy thì sớm (những bất thường về ngực, có quan sinh dục, ngoại hình, chiều cao, làn da, giọng nói, tâm lý,…), bố mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời. Đồng thời, bố mẹ nên bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu những sự thay đổi này là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và trẻ không nên quá lo lắng, phiền muộn về những thay đổi này.

Nhiều trường hợp dậy thì sớm, trẻ không chỉ bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng mà còn có những ảnh hưởng xấu đến hành vi, tính cách, khiến trẻ tự ti, có xu hướng thu mình lại hay trở nên dễ cáu gắt, bạo lực hơn. Việc điều trị dậy thì sớm sẽ giúp trẻ giảm bớt áp lực về tâm lý, từ đó cải thiện các vấn đề mà trẻ đang đối mặt.

Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở bé gái

Để ngăn ngừa dậy thì sớm ở bé gái, bố mẹ nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cụ thể như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với lứa tuổi: Bố mẹ nên xây dựng cho trẻ một thực đơn dinh dưỡng hằng ngày phong phú, cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong từng bữa ăn. Hơn nữa, bố mẹ nên chú ý chọn lọc thực phẩm cho trẻ, chọn những loại rau củ quả tươi mới, không có thành phần biến đổi gen, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, bố mẹ nên tránh cho trẻ dùng quá nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo với hàm lượng đường cao, thức ăn nhanh, đồ hộp…

  • Tập cho trẻ thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày, tăng cường vận động: Theo các chuyên gia, trẻ nên vận động ít nhất 30 phút/ngày để cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức bền và độ dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ sự phát triển của xương và cải thiện các vấn đề sức khỏe. Một số môn thể thao tốt cho trẻ như: bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá cầu, chạy bộ…

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm gây ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và testosterone: Bố mẹ nên thận trọng khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm như kem dưỡng, mỹ phẩm hay các loại thuốc chứa estrogen hay testosterone vì chúng sẽ gây rối loạn hormone sinh dục ở trẻ, dẫn đến dậy thì sớm.

  • Một số chất như BPA, DDT, chất dẻo, thuốc trừ sâu,… cũng ảnh hưởng đến tuổi khởi phát dậy thì.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Địa chỉ: dnulib.edu.vn

Qua những thông tin chia sẻ trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về dậy thì sớm ở bé gái. Trẻ trong giai đoạn dậy thì, nhất là dậy thì sớm thường rất nhạy cảm. Vì vậy, bố mẹ nên đồng hành và giúp trẻ hiểu rõ hơn về tình trạng này, tránh để trẻ rơi vào tình trạng hoảng loạn và lo lắng.

Edited by Dnulib