Câu bị động (Passive Voice): Công thức – biến thể – cách dùng và bài tập (Có đáp án)

0
61
Rate this post

Câu bị động là một trong những cấu trúc cơ bản không thể bỏ qua nếu bạn đang trong hành trình chinh phục những đỉnh cao mới trong TOEIC. Cùng Anh ngữ Ms Hoa tìm hiểu thêm về cấu trúc này nhé.

“Tiếng Anh là ngôn ngữ bị động và Tiếng Việt là ngôn ngữ chủ động.”

Chắc hẳn không ít bạn trong quá trình học tiếng Anh cũng đã từng nghe câu này từ thầy cô giáo dạy tiếng Anh của mình. Trong tiếng Việt, chúng ta thường sử dụng câu chủ động, như là khi danh từ chỉ người hoặc con vật thực hiện hành động lên đầu câu làm chủ ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, nếu người truyền đạt không có ý định nhấn mạnh đối tượng người hoặc con vật thực hiện hành động, thì người ta thường sử dụng câu bị động, đẩy đối tượng nhận hay chịu hành động lên vị trí đầu câu.

Câu bị động - công thức, cách dùng, biến thể và bài tập có đáp án

Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về thể bị động trong tiếng Anh, hôm nay, Anh ngữ Ms Hoa sẽ chia sẻ kiến thức về công thức, cách dùng câu bị động một cách chuẩn xác nhất nhé!

I. Câu bị động là gì?

Câu bị động (Passive Voice) là câu được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng (chủ ngữ) là người hoặc con vật chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thì của động từ ở câu bị động phải tuân theo thì của động từ ở câu chủ động.

Cấu trúc câu bị động

Câu chủ động
S1
V
O

Câu bị động
S2
TO BE
PII
(Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2)

Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ TO BE được chia ở dạng số nhiều…

Ví dụ:
They planted a tree in the garden. (Họ đã trồng một cái cây ở trong vườn.)
S1 V O
➤ A tree was planted in the garden (by them). (Một cái cây đã được trồng ở trong vườn (bởi họ).) Lưu ý: “By them” có thể bỏ đi trong câu.
S2 be V (PII)
Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào, người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ, nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.
Ví dụ:
I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).

Lưu ý chung

  1. Nếu S trong câu chủ động là: they, people, everyone, someone, anyone, etc => được bỏ đi trong câu bị động
    Ví dụ: Someone stole my motorbike last night. (Ai đó lấy trộm xe máy của tôi đêm qua)
    ➤ My motorbike was stolen last night. (Xe máy của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.)

  2. Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng ‘by’, nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng ‘with’

    Tham khảo thêm:

  • Mệnh đề quan hệ cách dùng và dấu hiệu nhận biết
  • Câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3 trong tiếng Anh

II. Chuyển đổi câu chủ động sang bị động trong thì tiếng Anh (Tense)

Công thức chuyển câu chủ động sang câu bị động các bạn học theo bảng dưới đây nhé!

Thì
Chủ động
Bị động
Hiện tại đơn

S + V(s/es) + O
S + am/is/are + P2

Hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V-ing + O
S + am/is/are + being + P2

Hiện tại hoàn thành

S + have/has + P2 + O
S + have/has + been + P2

Quá khứ đơn

S + V(ed/Ps) + O
S + was/were + P2

Quá khứ tiếp diễn

S + was/were + V-ing + O
S + was/were + being + P2

Quá khứ hoàn thành

S + had + P2 + O
S + had + been + P2

Tương lai đơn

S + will + V-infi + O
S + will + be + P2

Tương lai hoàn thành

S + will + have + P2 + O
S + will + have + been + P2

Tương lai gần

S + am/is/are going to + V-infi + O
S + am/is/are going to + be + P2

Động từ khuyết thiếu

S + ĐTKT + V-infi + O
S + ĐTKT + be + P2

Dưới đây là cách chuyển từ thể chủ động sang thể bị động cho 12 dạng thì trong tiếng Anh. Ví dụ áp dụng với động từ “buy” (mua) sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất nhé:

Dạng thì
Thể chủ động
Thể bị động
Dạng nguyên mẫu
Buy (Mua)
Bought
Dạng To + verd
To Buy
To be bought
Dạng V-ing
Buying
Being bought
Dạng V3/V-ed

Thì hiện tại đơn
Buy
Am/is/are bought
Thì hiện tại tiếp diễn
Am/is/are buying
Am/is/are being bought
Thì hiện tại hoàn thành
Have/has bought
Have/has been bought
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Have/ has been buying
Have/has been being bought
Thì quá khứ đơn
bought
Was/were bought
Quá thứ tiếp diễn
Was/were buying
Was/were being bought
Quá khứ hoàn thành
Had bought
Had been bought
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Had been buying
Had been being bought
Tương lai đơn
Will buy
Will be bought
Tương lai tiếp diễn
Will be writing
Will be being bought
Tương lai hoàn thành
Will have bought
Will have been bought
Tương lai hoàn thành tiếp diễn
Will have been buying
Will have been being bought

Các bước chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị đông

  1. Xác định tân ngữ trong câu chủ động, chuyển thành chủ ngữ câu bị động.
  2. Xác định thì (tense) trong câu chủ động rồi chuyển động từ về thể bị động như hướng dẫn ở trên.
  3. Chuyển đổi chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ thêm “by” phía trước. Những chủ ngữ không xác định chúng ta có thể bỏ qua như: by them, by people….

công thức câu chủ động sang câu bị động

Ví dụ:

  1. My father waters this flower every morning.
    ➤ This flower is watered (by my father) every morning.

  2. John invited Fiona to his birthday party last night.
    ➤ Fiona was invited to John’s birthday party last month

  3. Her mother is preparing the dinner in the kitchen.
    ➤ The dinner is being prepared (by her mother) in the kitchen.

Lưu ý khi chuyển sang câu bị động

  1. Các nội động từ (động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động.
    Ví dụ: My leg hurts.

  2. Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.
    The US takes charge (Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm)
    Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by, nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.

  • The bird was shot with the gun.
  • The bird was shot by the hunter.
  1. Trong một số trường hợp “to be/to get + P2” hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:
  • Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
    Could you please check my mailbox while I am gone.
    He got lost in the maze of the town yesterday.
  • Chỉ việc chủ ngữ tự làm.
    The little boy gets dressed very quickly.
  • Could I give you a hand with these tires?
  • No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.
  1. Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ “to be”, còn phân từ 2 giữ nguyên.
  • “to be made of” – Được làm bằng (đề cập đến chất liệu làm nên vật)
    Ví dụ: This table is made of wood.
  • “to be made from” – Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật)
    Ví dụ: Paper is made from wood.
  • “to be made out of” – Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)
    Ví dụ: This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs, and milk.
  • “to be made with” – Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)
    Ví dụ: This soup tastes good because it was made with a lot of spices.
  1. Phân biệt thêm về cách dùng marry và divorce trong 2 thể: chủ động và bị động.
    Khi không có tân ngữ thì người Anh ưa dùng get married và get divorced trong dạng informal English.
  • Lulu and Joe got married last week. (informal)
  • Lulu and Joe married last week. (formal)
  • After 3 very unhappy years, they got divorced. (informal)
  • After 3 very unhappy years, they divorced. (formal)

Sau marry và divorce là một tân ngữ trực tiếp thì không có giới từ: To mary / divorce smb
She married a builder.
Andrew is going to divorce Carola

To be/ get married/ to smb (giới từ “to” là bắt buộc)
She got married to her childhood sweetheart.
He has been married to Louisa for 16 years and he still doesn’t understand her.

Nếu bạn muốn nhận tư vấn tham gia các khóa học của Anh ngữ Ms Hoa với Đội ngũ giảng viên giỏi trực tiếp giảng dạy và giáo trình tự biên soạn chuẩn theo format đề thi, phù hợp với từng trình độ của Học viên.

Đăng ký ngay tại đây nhé!

III. Các dạng trong câu bị động

1. Bị động với những động từ có 2 tân ngữ

Một số động từ được theo sau là hai tân ngữ như: give (đưa), lend (cho mượn), send (gửi), show (chỉ), buy (mua), make (làm), get (cho),… thì ta sẽ có hai câu bị động.

Ví dụ 1:
I gave him an apple. (Tôi đã cho anh ấy một quả táo.)
O1 O2
➤ An apple was given to him. (Một quả táo đã được trao cho anh ta.)
➤ He was given an apple by me. (Anh ta đã được tôi trao cho một quả táo)

Ví dụ 2:
He sent his relative a letter.
➤ His relative was sent a letter.
➤ A letter was sent to his relative (by him)

2. Thể bị động của các động từ tường thuật

Các động từ tường thuật gồm: assume, believe, claim, consider, expect, feel, find, know, report, say,… (nghĩ rằng/nói rằng/cho rằng/tin rằng/xem xét rằng/thông báo rằng…) khiếu nại, cho rằng…).

S: chủ ngữ; S’: Chủ ngữ bị động
O: Tân ngữ; O’: Tân ngữ bị động

Câu chủ động
S + V + THAT + S’ + V’ + …

Cách 1: S + BE + V3/-ed + to V’
People say that he is very rich. → He is said to be very rich.

Cách 2: It + be + V3/-ed + THAT + S’ + V’
People say that he is very rich. → It’s said that he is very rich.

3. Câu chủ động là câu nhờ vả

Câu nhờ vả với các động từ have, get, make có thể được đổi sang câu bị động với cấu trúc.

Câu chủ động
… have someone + V (bare) something
… have something + V3/-ed (+ by someone)

Câu bị động
… (something) + be made + to V + (by someone)

Ví dụ:
Thomas has his son buy a cup of coffee. → Thomas has a cup of coffee bought by his son. (Thomas nhờ con trai mua 1 cốc cà phê)

… make someone + V (bare) something
… (something) + be made + V3/-ed + (by someone)

Suzy makes the hairdresser cut her hair. → Her hair is made to cut by the hairdresser. (Suzy nhờ thợ làm tóc chỉnh lại mái tóc)

… get + someone + to V + something
… get + something + V3/-ed + (by someone)

Shally gets her husband to clean the kitchen for her. → Shally gets the kitchen cleaned by her husband. (Shally nhờ chồng dọn giúp nhà bếp)

4. Câu chủ động là câu hỏi

  • Thể bị động của câu hỏi Yes/No

Câu chủ động
Do/does + S + V (bare) + O …?

Câu bị động
Am/is/are + S’ + V3/-ed + (by O)?
Do you clean your room? → Is your room cleaned (by you)? (Con đã dọn phòng chưa đấy?)

Did + S + V (bare) + O …?
Was/were + S’ + V3/-ed + by + …?

Can you bring your notebook to my desk? → Can your notebook be brought to my desk? (Em có thể mang vở lên nộp cho tôi không?)

modal verbs + S + V (bare) + O + …?
**modal verbs + S’ + be + V3/-ed + by + O’?

Can you move the chair? → Can the chair be moved? (Chuyển cái ghế đi được không?)

have/has/had + S + V3/-ed + O + …?
Have/ has/ had + S’ + been + V3/-ed + by + O’?

Has she done her homework? → Has her homework been done (by her)? (Con bé đã làm bài tập xong chưa?)

5. Bị động với các động từ chỉ quan điểm, ý kiến

Một số động từ chỉ quan điểm ý kiến thông dụng là: think/say/suppose/believe/consider/report…(nghĩ rằng/nói rằng/cho rằng/tin rằng/xem xét rằng/thông báo rằng….)

Ví dụ:
People think he stole his mother’s money. (Mọi người nghĩ anh ta lấy cắp tiền của mẹ anh ta.)
➤ It is thought that he stole his mother’s money. (Người ta nghĩ rằng anh ta đã lấy cắp tiền của mẹ anh ta.)
➤ He is thought to have stolen his mother’s money. (Người ta tin rằng anh ta đã lấy cắp tiền của mẹ anh ta.)

6. Bị động với các động từ chỉ giác quan

Các động từ giác quan là các động từ chỉ nhận thức của con người như: see (nhìn), hear (nghe), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy),….
Cấu trúc 1:
S + Vp + Sb + V-ing. (nhìn/xem/nghe… ai đó đang làm gì)

Áp dụng câu chủ động là câu nhờ vả quá:
Câu chủ động
S + Vp + Sb + V-ing. (nhìn/xem/nghe ai đó đang làm gì)

Ví dụ:

  • He watched them playing football. (Anh ta nhìn thấy họ đang đá bóng.)
    ➤ They were watched playing football. (Họ bị nhìn thấy đang đá bóng.)