Thời Hạn Hiệu Lực Và Nơi Hết Hạn Hiệu Lực Của L/C

0
60
Rate this post

1. Thời gian hiệu lực của L/C

Thời gian hiệu lực của L/C được xác định từ ngày mở L/C cho đến Ngày hết hạn hiệu lực của L/C. Đây là ngày mà ngân hàng Mở kết thúc cam kết trả tiền. Dù thời gian hiệu lực của L/C kéo dài bao lâu, nếu ngân hàng Mở đã trả tiền xong thì L/C sẽ hết hiệu lực.

Tất cả L/C đều cần quy định ngày hết hạn hiệu lực. Nếu không quy định ngày này, L/C không có giá trị thực hiện.

Người XK cần chú ý khi thảo luận với người NK về mục này trong hợp đồng, vì ngân hàng Mở chỉ thanh toán tiền hàng khi người XK xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn này.

Để đảm bảo L/C còn hiệu lực sau khi tính toán thời gian từ ngày hàng lên tàu, người XK cần tính toán những thời gian sau:

  • Thời gian chuyển L/C từ Ngân hàng Mở đến Ngân hàng Thông báo

  • Thời gian Ngân hàng Thông báo kiểm tra L/C, yêu cầu tu chỉnh L/C (confirm qua lại nếu có)

  • Thời gian để người XK kiểm tra L/C

  • Thời gian để người XK làm hàng, giao hàng

  • Thời gian người XK chuẩn bị bộ chứng từ

  • Thời gian để gửi bộ chứng từ đến Ngân hàng Thông Báo

  • Thời gian Ngân hàng Thông báo gửi chứng từ đến Ngân hàng Mở

Theo tập quán kinh doanh, sau khi tính toán tất cả các thời gian trên, hai bên sẽ chọn ngày hết hạn L/C là ngày cuối cùng mà người XK có thể xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng Mở (đối với thanh toán trả ngay), và ngày hết hạn L/C là ngày cuối cùng đáo hạn thanh toán (đối với thanh toán trả chậm).

2. Địa điểm hết hiệu lực

Có hai trường hợp thường gặp:

  • L/C ghi Ngày và địa điểm hết hiệu lực ở nước người XK (tức là tại Ngân hàng Thông Báo)

  • L/C ghi Ngày và địa điểm hết hiệu lực ở nước người NK (tức là tại Ngân hàng Mở)

Người XK thường muốn chọn địa điểm hết hiệu lực là ở nước của mình để tránh rủi ro ngân hàng Thông Báo chậm gửi bộ chứng từ sang Ngân hàng Mở. Người XK có thể thảo luận với người NK để yêu cầu ngân hàng sửa lại L/C nếu điều này không được quy định trong L/C.

Hinh1

Bài viết được chỉnh sửa bởi Dnulib