Giới Thiệu về quận Thủ Đức

0
49
Rate this post

Bản đồ quận Thủ Đức
Ảnh: Dnulib

Quận Thủ Đức, một quận cửa ngõ phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi hội tụ những tiềm năng phát triển đa dạng. Ngày nay, quận Thủ Đức là một trong ba quận mới được tách ra từ Huyện Thủ Đức cũ vào năm 1997, bao gồm Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ Đức.

Quận Thủ Đức không chỉ nổi tiếng với Ga Bình Triệu, Làng đại học Thủ Đức, làng thiếu niên Thủ Đức, Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn có nhiều cảng sông và cảng đường bộ. Phần phía tây nam của Thủ Đức được bao bọc bởi dòng sông Sài Gòn.

Lịch sử của Quận Thủ Đức

Vào năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu điều vào “kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)”.

Vua Gia Long đã đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện: Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh.

Trước khi thực dân Pháp chiếm Miền Đông Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện Long Thành, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa.

Huyện Ngãi An và Các Tổng Thuộc

Huyện Ngãi An gồm 5 tổng với 51 thôn: An Bình (10 thôn), An Điền (09 thôn), An Thổ (10 thôn), An Thủy (14 thôn), Chánh Thiện (08 thôn). Riêng tổng Long Vĩnh Hạ có 12 thôn.

Thời Pháp Thuộc

Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra (inspection), do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.

Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (arrondissement), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn.

Trên địa bàn tỉnh Gia Định cũ (đến ngày 16 tháng 8 năm 1867 đổi tên thành tỉnh Sài Gòn), chính quyền Pháp thành lập tuần tự các đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có Khu thanh tra Sài Gòn và thành phố (Ville) Sài Gòn.

Ngày 29 tháng 10 năm 1866, khu thanh tra Sài Gòn nhận thêm phần đất của khu thanh tra Ngãi An giải thể nhập vào. Khi nhập vào khu thanh tra Sài Gòn, huyện Ngãi An còn bốn tổng trực thuộc: An Bình, An Điền, An Thổ, An Thủy. Riêng tổng Chánh Thiện giải thể vào ngày 29 tháng 10 năm 1866, địa bàn nhập vào các tổng kế cận. Đến ngày 9 tháng 10 năm 1868, huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập, mang tên gọi là khu thanh tra Thủ Đức; nhưng đến ngày 30 tháng 12 năm 1868, lại giải thể tái nhập vào khu thanh tra Sài Gòn.

Năm 1871, các thôn đổi thành làng. Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn (ville saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa, tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh.

Ngày 18 tháng 12 năm 1872, thành lập thêm tổng An Thành gồm 09 làng, từ phần đất cắt ra của tổng An Bình. Năm 1874, địa bàn huyện Ngãi An (cũ) có sáu tổng: An Thổ, An Thủy, An Bình, An Điền, An Thành, Long Vĩnh Hạ với 60 làng.

Ngày 24 tháng 8 năm 1876, hạt Sài Gòn đổi tên thành hạt Bình Hòa. Tuy nhiên, do người Pháp dễ xảy ra sự nhầm lẫn giữa hạt Bình Hòa và hạt Biên Hòa, ngày 16 tháng 12 năm 1885, hạt Bình Hòa đổi tên thành hạt Gia Định theo quyết định của Thống đốc Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Gia Định trở thành tỉnh Gia Định.

Tỉnh Gia Định từ ngày 1 tháng 1 năm 1911 chia thành 4 quận: Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Vào năm 1940, quận Thủ Đức gồm 06 tổng: An Bình, An Điền, An Thành (tổng này giải thể từ ngày 25 tháng 1 năm 1945, các làng thuộc tổng sáp nhập vào hai tổng: An Bình và Long Vĩnh Hạ cùng quận), An Thổ, An Thủy và Long Vĩnh Hạ.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

Năm 1955, quận Thủ Đức có 19 làng:

  • Tổng An Bình có 05 làng: Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú và An Khánh Xã;
  • Tổng An Điền có 04 làng: Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã và Tăng Nhơn Phú;
  • Tổng An Thổ có 03 làng: An Bình Xã, Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã;
  • Tổng An Thủy có 03 làng: Bình An, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp;
  • Tổng Long Vĩnh Hạ có 04 làng: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình.

Sau năm 1956, các làng được gọi là xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã Linh Đông Xã.

Năm 1957, tổng An Thổ của quận Thủ Đức được giải thể; xã An Bình Xã thuộc tổng này sáp nhập vào tổng An Thủy, hai xã còn lại: Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã nhập vào tổng An Điền. Như thế lúc nảy tổng An Thủy có 04 xã, tổng An Điền có 06 xã. Cắt tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình, cùng tổng An Thủy với bốn xã: Bình An, An Bình Xã, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp, chuyển sang thuộc tỉnh Biên Hòa. Như thế quận Thủ Đức còn 11 xã.

Năm 1962, tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình trả lại cho quận Thủ Đức. Như thế lúc này quận Thủ Đức có 15 xã. Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực thuộc quận.

Năm 1966, do cắt xã An Khánh Xã nhập vào Đô thành Sài Gòn, nên quận Thủ Đức còn 14 xã. Địa bàn xã An Khánh Xã cũ được chia thành 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm cùng thuộc quận 1 của Đô thành Sài Gòn. Đầu năm 1967, lại tách 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm lập quận 9 (quận Chín) thuộc Đô thành Sài Gòn.

Năm 1972, lập xã Phước Bình thuộc quận Thủ Đức. Như thế quận Thủ Đức có 15 xã. Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng 200 km2 và gồm có tất cả 15 xã với dân số là 184.989 người.

Giai Đoạn 1975-1996

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, huyện Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ thời Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, quận 9 (quận Chín) bị giải thể, hai phường trực thuộc chuyển thành hai xã: Thủ Thiêm và An Khánh nhập vào huyện Thủ Đức cùng thuộc Thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Thủ Đức trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1997 Đến Nay

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 03-CP về việc giải thể huyện Thủ Đức cũ và thành lập các quận, phường mới thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Quận Thủ Đức và các phường thuộc quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Linh Đông, Linh Trung, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, thị trấn Thủ Đức, 55 ha diện tích tự nhiên và 366 nhân khẩu của xã Hiệp Phú; 298 ha diện tích tự nhiên và 3.188 nhân khẩu của xã Tân Phú; 367 ha diện tích tự nhiên và 6.651 nhân khẩu của xã Phước Long, thuộc huyện Thủ Đức.

Quận Thủ Đức có 4.726,5 ha diện tích tự nhiên và 163.394 nhân khẩu.

Các phường thuộc quận Thủ Đức bao gồm Linh Đông, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Linh Chiểu, Linh Tây, Linh Xuân, Linh Trung, Bình Thọ, Bình Chiểu, Trường Thọ và Linh Tr