Thanh toán T/T là gì? Quy trình làm thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T

0
51
Rate this post

Được viết dưới sự tư vấn chuyên môn của ThS. Hoàng Thị Lệ Huyền – Thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Toulonvar Pháp, Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu tại Trung tâm Lê Ánh Hà Nội.

Thanh toán T/T: Khám phá quy trình thanh toán bằng chuyển tiền điện T/T

Thanh toán T/T là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Phương thức này được sử dụng nhiều vì sự tiện lợi trong hoạt động mua bán và thường phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, hai bên đối tác tin tưởng nhau và có thời gian mua bán lâu dài, hoặc trong trường hợp công ty mẹ – con.

Vậy thanh toán TT là gì và quy trình làm thanh toán T/T như thế nào? Cùng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh.


Đặc điểm phương thức chuyển tiền T/T

Có 2 hình thức chuyển tiền:

  • Chuyển tiền trả trước (TTR – Telegraphic Transfer Remittance): là nhà Nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng.

  • Chuyển tiền sau (TT after shipment): là nhà Nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà Xuất khẩu sau khi nhận hàng.

phương thức thanh toán chuyển tiền TT

Tham khảo: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Ưu điểm và hạn chế của phương thức thanh toán chuyển tiền T/T

Phương thức thanh toán này cũng có nhiều ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện được liệt kê dưới đây:

Ưu điểm

  • Thanh toán đơn giản, quy trình nghiệp vụ dễ dàng, nhanh chóng (nếu thực hiện bằng thanh toán T/T).

  • Chỉ phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC.

  • Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC.

  • Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn thận như thanh toán LC. Vì họ không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiến hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền.

  • Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả.

  • Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng.

  • Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả.

Hạn chế

  • Phương thức thanh toán T/T chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Do đó, chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua – bán đã có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước,…

  • Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động. Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.

  • Đối với phương thức chuyển tiền trả sau: Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi. Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất. Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gi để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

  • Đối với phương thức chuyển trả trước: Bất lợi cho nhà nhập khẩu vị đã chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ đợi nhà xuất khẩu giao hàng. Nếu vì lý do gì đó khiến nhà xuất khẩu chậm trễ giao hàng, nhà nhập khẩu sẽ bị nhận hàng trễ.

Như vậy, phương thức thanh toán này dù theo cách thức nào cũng đều gây rủi ro cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, cần cân nhắc kĩ khi sử dụng phương thức thanh toán này và nếu cần đảm bảo an toàn, nên sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C).


Bài viết được chia sẻ bởi đội ngũ chuyên gia tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh – đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.

Mong rằng những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về phương thức thanh toán T/T và quy trình thực hiện một cách thành thạo.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!


Edited by: Dnulib