Trứng giun kim bao lâu thì nở? Hình ảnh và đặc điểm nhận dạng

0
65
Rate this post

Đang có hơn 267 triệu trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo sống ở những vùng có giun ký sinh, trong đó có giun kim. Vậy giun kim gây nguy hiểm như thế nào? Trứng giun kim nở sau bao lâu? Hãy tìm hiểu thêm về hình ảnh và cách nhận dạng của trứng giun kim.

trứng giun kim

Tổng quan về giun kim ký sinh

Ký sinh trùng giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis, loại giun tròn nhỏ, mỏng, màu trắng sống trong ruột kết và trực tràng của con người. Chúng có 3 lớp biểu bì bằng collagen và các hợp chất khác, giúp chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa của động vật. Giun kim lột xác 4 lần: 2 lần trước khi nở và 2 lần trước khi trưởng thành. (1)

  • Giun đực trưởng thành có chiều dài từ 2 – 5 mm, rộng từ 0,1 – 0,2 mm, đuôi cong có 1 gai giao hợp cong như lưỡi câu. Con đực có bộ máy sinh dục gồm 1 ống dẫn tinh và 2 tinh hoàn hình ống.
  • Giun cái dài từ 8 – 13 mm, rộng từ 0,3 – 0,5 mm với đuôi nhọn. 2 buồng trứng nhỏ, với 2 ống dẫn trứng và 2 tử cung chứa trứng xếp thành 2 hàng trước và sau thân. Lỗ sinh dục cái nằm khoảng ⅓ trước thân.

Miệng giun kim có 3 môi nhỏ. Chúng chỉ ký sinh trên con người.

Trứng giun kim là gì?

Trứng giun kim là trứng chứa phôi và có khả năng lây bệnh cho con người. Sau 4 tuần trong cơ thể, giun cái trưởng thành di chuyển xuống ruột để đẻ trứng. Chúng bắt đầu đẻ vào ban đêm ở vùng hậu môn. Trứng giun gây ngứa dữ dội, làm cho trẻ em có thể tái nhiễm dễ dàng bằng cách gãi hậu môn, khiến trứng giun dính vào dưới móng tay. Sau đó, trứng sẽ được lây truyền lên miệng và vòng đời của giun kim được lặp lại.

Hình ảnh trứng giun kim

Đặc điểm hình thể và màu sắc của trứng giun kim

Trứng giun kim có hình dạng dài, một bên phồng và một bên dẹt, kích thước 50-60 µm x 20-30 µm. Trứng có 5 lớp màng: một lớp bên trong được gọi là lipoidal, 3 lớp ở giữa là màng lucida và cuối cùng là lớp màng albumin bao bọc bên ngoài của trứng. Lớp màng này làm cho trứng dính và gây ngứa cho vật chủ.

Vỏ trứng mỏng không màu, không bắt màu vàng từ sắc tố mật trong phân. Trứng có thể nhìn thấy ấu trùng bên trong khi nó phát triển nhanh, hoặc ở giai đoạn của phôi hình trái cây. (2)

Hình ảnh trứng giun kim

Trứng giun kim dưới kính hiển vi

Ấu trùng giun kim bên trong lớp vỏ mỏng

Giun kim thường đẻ trứng ở đâu?

Giun đực sẽ chết sau khi giao phối và bị đẩy ra ngoài qua phân. Giun cái sẽ di chuyển đến trực tràng, sau đó tới vùng hậu môn để đẻ trứng vào các nếp nhăn. Quá trình này thường diễn ra vào ban đêm.

Giun kim có khả năng đẻ bao nhiêu trứng?

Con cái giun kim tiết ra pheromone để thu hút con đực. Con đực quấn quanh con cái và đặt gai sinh dục vào lỗ sinh dục của con cái, kéo dài qua lỗ huyệt và hậu môn. Con đực sử dụng gai để giữ con cái trong quá trình giao hợp.

Quá trình giao hợp xảy ra trong ruột già và mỗi con giun cái đẻ từ 4.000 – 200.000 trứng. Trứng có thể lơ lửng trong không khí và rơi ra quanh vùng hậu môn. Sau khi hoàn thành việc đẻ trứng, con cái chết (đôi khi có trường hợp quay trở lại ruột), trong khi con đực chết ngay sau khi thụ tinh. Vòng đời của giun kim kéo dài khoảng 2 tháng.

Trứng giun kim nở sau bao lâu? Vòng đời của giun kim

Trứng giun kim sẽ nở thành ấu trùng sau khoảng 4 – 6 tiếng. Vòng đời của giun kim bao gồm 5 giai đoạn:

  1. Giun cái đẻ trứng ở hậu môn.
  2. Trứng có phôi vào miệng.
  3. Ấu trùng ở ruột non.
  4. Giun kim trưởng thành trong ruột.
  5. Giun cái đến hậu môn đẻ trứng vào ban đêm.

vòng đời của trứng giun kim

Trứng giun kim có khả năng lây nhiễm khi nào?

Trứng giun kim có khả năng lây nhiễm trong vòng vài giờ sau khi bám vào da xung quanh vùng hậu môn và tồn tại trên giường ngủ, quần áo hoặc các đồ vật khác từ 2 – 3 tuần. Sự lây nhiễm giun kim xảy ra khi trứng giun kim lây từ vùng hậu môn sang miệng, trực tiếp thông qua tay hoặc gián tiếp qua quần áo, giường ngủ, thức ăn hoặc các vật dụng ô nhiễm khác. Do kích thước nhỏ, trứng giun kim có thể bay trong không khí và bị hít phải bởi con người.

Khả năng tồn tại của giun kim và trứng giun kim trong môi trường bên ngoài như thế nào?

Giun kim sống trong ruột khoảng 5 – 6 tuần trước khi chết. Trước khi chết, giun cái sẽ đẻ trứng ở vùng hậu môn vào ban đêm. Chất nhầy trên trứng gây ngứa, và người bệnh gãi giúp trứng dính vào tay, sau đó tái nhiễm hoặc lây cho những người xung quanh.

Trứng giun kim có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài cơ thể khoảng 2 – 3 tuần khi rơi xuống giường, quần áo,… hoặc bay trong không khí khi người bệnh thay quần áo, dọn giường. (3) Một số trứng có thể dính trên thức ăn hoặc bàn chải đánh răng. Vì vậy, trẻ con ban đầu có thể nuốt trứng khi chơi với những trẻ khác có trứng trên tay, hoặc từ thức ăn, nước uống, bàn chải đánh răng hoặc bụi bẩn đã nhiễm trứng giun kim.

Tác hại của bệnh giun kim

Bệnh giun kim không gây nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây những tác hại sau:

  • Ngứa ngáy vùng hậu môn vào ban đêm: nhiệt độ giường ấm là điều kiện kích thích giun cái đẻ trứng.
  • Rối loạn tiêu hóa: giun kim chui vào ruột có thể gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí làm nhiễm viêm ruột thừa, khiến trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, có thể có biểu hiện buồn nôn và đau bụng.
  • Các triệu chứng khác: giun kim đẻ trứng ở vùng hậu môn có thể bò qua bộ phận sinh dục nữ gây viêm âm đạo, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,… Thậm chí có trường hợp giun kim xâm nhập vào buồng trứng và tử cung, gây viêm nhiễm. Nam giới nhiễm giun kim có thể mắc chứng di tinh. Giun kim cũng có thể xâm nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể và gây viêm phổi, viêm thực quản, viêm cổ tử cung.

Cấu tạo của giun kim

Biện pháp phòng ngừa giun kim và trứng giun kim

Dưới đây là danh sách các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm giun kim: (4)

  • Rửa tay thường xuyên: sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay đặc biệt là trước khi ăn.
  • Giữ vệ sinh: làm sạch đồ chơi, nhà vệ sinh, đồ dùng, bát đĩa và các bề mặt khác thường xuyên bằng xà phòng và nước để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Tắm thường xuyên: người bệnh nên tắm hàng ngày để loại bỏ trứng khỏi cơ thể. Tắm vòi sen hiệu quả hơn so với tắm bồn vì nguy cơ tái nhiễm thấp hơn. Người bệnh không nên tắm chung với người khác cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. (5)
  • Để móng tay ngắn: tránh để móng tay dài vì trứng giun có thể lọt vào kẽ móng tay.
  • Tránh chạm vào vùng hậu môn: hạn chế chạm hoặc gãi vùng hậu môn vì có nguy cơ tái nhiễm cho bản thân và lây lan cho người khác.
  • Giặt ga trải giường, khăn tắm và quần áo lót thường xuyên cho đến khi hoàn toàn điều trị. Không nên giũ quần áo trước khi giặt để tránh trứng rơi và lây nhiễm.
  • Hút bụi khu vực có thảm một cách cẩn thận, tránh trứng giun bay vào không khí và bị hít phải.
  • Uống thuốc chống giun định kỳ mỗi 3-4 tháng.

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, sinh phẩm, hóa chất chính hãng nhập khẩu từ Âu – Mỹ đảm bảo quá trình xét nghiệm ký sinh trùng diễn ra chính xác và nhanh chóng nhất. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm ký sinh trùng, giun sán… để đảm bảo hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng trứng giun kim và tái nhiễm là duy trì vệ sinh sạch sẽ và xổ giun định kỳ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da nếu bạn hoặc ai đó gần bạn nghi ngờ nhiễm giun kim để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

<p>Dnulib.edu.vn là trang web cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về sức khỏe, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Hãy truy cập vào <a href="https://dnulib.edu.vn/">Dnulib</a> để biết thêm thông tin chi tiết.</p>