Góc Camber Là Gì?

0
40
Rate this post

Tiếp tục series mang đến những kiến thức trong ngành ô tô cho bạn đọc, Ô Tô Hoàng Long hôm nay sẽ giới thiệu khái niệm góc camber trên xe ô tô.

Trước tiên ta cần biết rằng các bánh xe trên xe ô tô phải được lắp với một góc nhất định so với mặt đường và hệ thống treo để ổn định chuyển động khi xe chạy.

Các góc này được gọi là góc đặt bánh xe, có các loại góc đặt bánh xe khác nhau như: Góc Camber, góc Kingpin, góc Caster, góc chụm Toe…

Vậy góc camber là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào trong việc lái xe của bạn, đọc ngay bài viết nhé.

Góc Camber Là Gì?

Góc Camber là góc giữa trục thẳng đứng của bánh xe dẫn hướng với trục thẳng đứng của xe khi nhìn từ phía trước hoặc sau. Góc này được tạo bởi đường tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường.

Góc Camber là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bề mặt tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường, qua đó ảnh hưởng đến độ hao mòn lốp, độ bám đường và khả năng điều hướng của xe.

góc camber là gì
góc camber là gì

Theo một số nghiên cứu chỉ ra, Góc Camber có sự thay đổi phụ thuộc vào tải trọng xe và mức độ rung xóc của phương tiện, đặc biệt thời gian sử dụng xe dài sẽ làm sai lệch góc camber.

Phân biệt góc Camber dương và góc Camber âm

Góc Camber bằng 0 (Zero Camber) khi bánh xe vuông góc với mặt đường, Camber dương (Positive Camber) khi bánh xe ngả ra ngoài, Camber âm (Negative Camber) khi bánh xe úp vào trong.

Dưới đây là những thông tin quan trọng để bạn có thể phân biết góc Camber dương và âm là như thế nào.

Góc camber dương

Khi bánh trước có góc camber dương, chúng sẽ nghiêng ra ngoài. Điều này tạo ra sự ổn định hơn vì nó sẽ làm xe bị kéo về mỗi bên. Một số phương tiện nông nghiệp như máy kéo thường có góc Camber dương.

Lợi ích của camber dương là bạn không cần phải dùng nhiều sức khi điều khiển chúng. Ngoài ra, nếu bạn lái xe trên những con đường hoặc bề mặt không bằng phẳng, thì góc camber dương cũng mang đến sự ổn định tốt. Hầu hết các phương tiện đều muốn có góc Camber dương ở bánh trước.

Góc camber âm

Khi bánh trước của bạn có góc camber âm, nghĩa là bánh xe đang nghiêng vào trong nhiều hơn. Lợi ích của góc này là để thực hiện quay vòng các góc vì khi đó bánh xe và lốp được định vị tốt hơn.

Đáy lốp cũng ít tiếp xúc với mặt đất hơn vì thế mà áp lực đè lên chúng cũng ít hơn. Nếu lốp và bánh xe được căn chỉnh hoàn hảo với trục thẳng đứng và không có góc khum nào cả, thì khi ôm cua sẽ khiến các mảng tiếp xúc của lốp trước nâng lên khỏi mặt đất.

Điều này không tạo ra trải nghiệm rẽ mượt mà cho người lái. Đó là lý do tại sao những người sử dụng phương tiện tốc cao hoặc hay ôm cua thường điều chỉnh góc camber âm cho bánh trước.

Tuy nhiên, có một lưu ý là dù góc Camber âm hay dương thì đều làm giảm diện tích tiếp xúc của bánh xe với mặt đường. Từ đó dẫn đến hiện tượng bánh xe không có đủ độ bám, cản trở quá trình di chuyển an toàn.

Vì thế trong quá trình điều khiển xe, bản nên cân nhắc các yếu tố quan trọng để điều chỉnh góc Camber thích hợp.

Góc camber ảnh hưởng như thế nào đến việc lái xe?

Trong quá trình sử dụng, ô tô có thể bị sai lệch về góc đặt bánh xe do điều kiện đường xá, sự hao mòn, hư hỏng của các chi tiết trong hệ thống treo xe.

Sự thay đổi các góc đặt bánh xe diễn ra từ từ và không tác động tức thì nên vấn đề này không được quan tâm đúng mức khi bảo dưỡng sửa chữa ô tô.

Nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời có thể dẫn đến những tác hại: lốp mòn không đều, bánh xe bị rung giật, mất ổn định lái….

Bánh xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và nâng đỡ toàn bộ trọng lượng xe, dó đó nó ảnh hưởng rất lớn đến độ êm, tuổi thọ của lốp và khả năng vận hành.

Vì vậy, duy trì góc bánh xe đúng là điều rất cần thiết trong bảo dưỡng và sửa chữa ô tô để xe hoạt động an toàn nhất.

Khi ô tô đi trên đường bằng phẳng, góc camber trung tính là lý tưởng nhất vì lúc đó lốp và mặt đường tạo ra một bề mặt tiếp xúc lớn.

Tuy nhiên, khi bạn lái xe vào góc cua, lốp sẽ tự nhiên bắt đầu lăn vào thành bên của nó, do đó làm giảm tiếp xúc với mặt đường. Kết quả là bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn, nghĩa là độ bám của bánh xe bị giảm xuống và việc xử lý bị ảnh hưởng.

Trong quá trình di chuyển, chúng ta sẽ gặp vô số những tình trạng đường không giống nhau. Có nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề, nơi lại nhiều khúc cua.

Do đó mỗi dòng xe khác nhau sẽ có thiết kế góc camber không giống nhau. Đôi khi, các nhà sản xuất phải đưa ra một góc camber hoạt động tốt nhất trong nhiều tình huống. Vì lý do đó, đa số các phương tiện ô tô hiện đại đều có góc Camber hơi âm.

Điều chỉnh góc camber như thế nào cho hợp lý?

Việc điều chỉnh góc Camber phụ thuộc phần nhiều vào hệ thống treo. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, lời khuyên cho bạn là nên mang xe đến các gara sửa chữa và yêu cầu được điều chỉnh góc Camber.

Ở đây các kỹ thuật viên sẽ có đầy đủ vật dụng chuyên dụng để điều chỉ độ nghiêng bánh xe. Việc thay đổi góc Camber có thể ảnh hưởng đến các góc treo khác (chân và bánh xe) cũng như các thành phần của hệ thống treo.

Do đó, sau khi điều chỉnh, bạn cần kiểm tra tất cả các thông số kỹ thuật cần thiết để đảm bảo an toàn.

Nhìn bằng mắt thường, rất khó để nhận biết góc camber cũng như các góc đặt bánh xe đã chuẩn hay chưa. Vì thế, để đảm bảo cho quá trình di chuyển, bạn nên thực hiện kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe mỗi năm một lần.

Điều này không chỉ giúp phòng ngừa các tai nạn nguy hiểm tiềm tàng mà còn gia tăng tuổi thọ của lốp xe.

Hy vọng nội dung bài viết trên của Ô Tô Hoàng Long đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về góc Camber là gì, cũng như những ảnh hưởng của nó đến việc an toàn khi lái xe.