Homophobic Là Gì? Biểu Hiện Thường Thấy Của Hội Chứng Này

0
58
Rate this post

Homophobic là gì? Hội chứng này có những biểu hiện ra sao? Làm sao để thoát khỏi? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu bạn cũng là một người quan tâm đến Homophobic và những vấn đề xoay quanh hội chứng không hiếm gặp này.

Homophobic là gì?

Homophobic là từ được dùng để chỉ đến sự ác cảm, định kiến và phân biệt đối xử dành cho người đồng tính, đồng tính nữ, chuyển đổi giới tính và lưỡng tính hoặc cộng đồng LGBT. Từ “Homophobic” có nguồn gốc từ Hy Lạp, được hình thành từ “homos” có nghĩa là “bằng nhau”, “phobos” có nghĩa là “sự sợ hãi” và hậu tố “-ic” biểu thị cho “chất lượng”.

Những biểu hiện thường thấy của hội chứng ghê sợ đồng tình luyến ái

Sự từ chối chấp nhận, cái nhìn sợ hãi, thù hận, thậm chí ghê tởm là những biểu hiện thường thấy của hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái. Thuật ngữ Homophobic được sử dụng lần đầu vào năm 1966 bởi George Weinberg, một nhà trị liệu tâm lý, nhà văn và nhà hoạt động người Mỹ.

Homophobic

Những người đồng tính trong công việc, môi trường, xã hội thường chịu sự phân biệt đối xử, những lời nói tác động tâm lý, thậm chí cả những hành động tấn công thể xác. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công nhận hành vi phân biệt đối xử đối với người đồng tính là vi phạm nhân quyền từ năm 1991.

Các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra Homophobic có nguồn gốc từ những cá nhân chưa xác định được xu hướng tình dục của bản thân. Điều này được thể hiện qua mối quan hệ giữa việc ghét đồng tính luyến ái với cảm xúc chuyển giới bị kìm nén tồn tại trong những cá nhân này. Việc kì thị người đồng tính đơn giản của họ chỉ là hành động chống lại những người đã xác định sở thích tình dục.

Góc nhìn của tâm lý học

Ghê sợ đồng tính của chính mình (Internalized homophobia)

Trong tâm trạng của người đồng tính tồn tại nỗi sợ đồng tính chính mình. Nó có nghĩa là sự ác cảm, sợ hãi, xấu hổ, cảm giác lo lắng về xu hướng tính dục của bản thân.

Đây là một dạng mâu thuẫn nhận thức, có nghĩa là hai niềm tin, giá trị hoặc thái độ trái ngược nhau tồn tại cùng lúc trong một con người.

Sự thiếu nhất quán giữa thái độ và nhận thức đó gây nên những xung đột trong tâm trí, khiến họ cảm thấy khó chịu. Sự mâu thuẫn đó còn nằm ở chỗ: một mặt họ có hứng thú với người cùng giới nhưng họ cũng muốn thích nghi với chuẩn mực xã hội.

Trong xã hội có xu hướng dị tính chủ đạo, người đồng tính càng khó hòa nhập với định kiến xã hội. Họ không dễ dàng chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân.

Ghê sợ đồng tính của chính mình

Ghê sợ đồng tính hợp lý (Rationalized homophobia)

Đối tượng của cảm giác ghê sợ đồng tính hợp lý không chỉ là người đồng tính mà còn có thể là bất cứ ai có cảm xúc khó chịu với các vấn đề đồng tính mà chính họ cũng không hiểu rõ nguyên do.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cảm xúc sợ hãi hay ghê sợ đối với người đồng tính có thể làm sai lệch đánh giá thực tế. Nhiều người vội liên tưởng điều này với một mối nguy hiểm thay vì đánh giá dựa trên bản chất của nó.

Về mặt khoa học, tâm lý này được lý giải bằng cơ chế “chiến hoặc chạy” (fight or flight), vốn đã tồn tại ở con người như một cách sinh tồn trước những mối nguy hiểm. Trong quá trình tiến hóa, cơ chế này xuất hiện như một phản xạ có điều kiện, trước khi lý trí ra lệnh.

Ngoài cơ chế “chiến và chạy”, tâm lý kỳ thị này còn được giải bằng một hiện tượng tâm lý được phát hiện bởi nhà tâm lý học Jonathan Haidt. Ông đã tiến hành nghiên cứu tâm lý bằng cách đưa ra câu hỏi rằng: “liệu có sai về mặt đạo đức khi xé quốc kỳ và vứt trong nhà vệ sinh hay không?”

Kết quả là những người cho rằng hành động đó là sai không dễ dàng nói lên lý do cho quyết định đó. Điều này tương tự như việc số đông ý kiến cho rằng quan hệ tình dục đồng thuận giữa anh chị em là không thể chấp nhận nhưng không thể giải thích lý do cho việc đó.

Đứng trên góc độ của các nhà tâm lý học, cảm giác này được gọi là “trực giác đạo đức”. Điều này bắt nguồn từ những cảm xúc ghét bỏ bằng một cách nào đó, dù vô tình hay cố ý cũng ghim sâu trong tiềm thức chúng ta, hoặc có thể do chúng ta được dạy từ khi còn nhỏ.

Haidt cũng cho rằng cảm xúc vốn có trong mỗi con người sẽ chi phối điều mà họ quyết định sẽ tin tưởng. Những góc nhìn “gần như đóng khung” về một vấn đề khiến cho nhận thức của bạn bị điều khiển đi theo một hướng nhất định. Thiên kiến nhận thức chính là tên gọi được giới khoa học sử dụng để gọi nguồn gốc của những kết luận tiêu cực, những suy nghĩ cố chấp, không có căn cứ về người đồng tính.

Hậu quả của hội chứng Homophobic

Sự kỳ thị thực chất bắt nguồn từ những nỗi sợ vô lý. Nếu kéo dài, điều này có thể gây nên những tác động tâm ký không nhỏ cho người bị kỳ thị, đặc biệt là trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên.

Hậu quả của hội chứng Homophobic bao gồm:

  • Cản trở kết nối thân mật với người khác.
  • Xa cách, ngại chia sẻ và giao tiếp với gia đình.
  • Thu mình, khó khăn trong việc thể hiện đúng bản thân do những vai trò vốn có của giới trong mắt mọi người.
  • Thể hiện giới tính không lành mạnh thông qua các hành động như bạo lực, sử dụng chất kích thích,…
  • Triệt tiêu sự đa dạng.
  • Thường xuyên cảm thấy xa cách, không có nơi nào mình thực sự thuộc về khi không có ai hiểu mình. Việc được thừa nhận và thấu hiểu bởi một nhóm có tác động lớn đến tâm lý.
  • Giới hạn bản thân, loại trừ những bản sắc riêng, chấp nhận môi trường phân biệt thiếu công bằng.

Làm sao để thoát khỏi nỗi sợ từ hội chứng này?

Để thoát khỏi nỗi sợ từ hội chứng này, có một số cách có thể áp dụng:

  • Trong các cuộc tranh luận về vấn đề người đồng giới, hãy cởi mở đối thoại và đưa ra quan điểm về quyền con người.
  • Khuyến khích trường học giáo dục cách nhìn nhận về người đồng tính, cùng nhau bàn luận để nâng cao nhận thức của cộng đồng về lâu dài.
  • Đồng cảm và lắng nghe suy nghĩ với người đồng tính, cùng hỗ trợ họ trên con đường chấp nhận giới tính của bản thân. Đừng quên nhắc nhở họ tìm lời khuyên ở gia đình và các chuyên gia.
  • Chủ động tìm hiểu trên Internet kiến thức liên quan đến giới tính để hiểu thêm về cộng đồng LGBT và giảm bớt ác cảm và nỗi sợ hãi không có căn cứ đối với họ.
  • Mỗi hành động, mỗi lời nói có tác động không nhỏ đến người đồng tính. Hãy thử nhìn lại những điều mình nói và làm có làm họ tổn thương. Nên nhớ đừng đùa cợt kém duyên và sử dụng đại từ nhân xưng lịch sự khi nói chuyện.

Homophobic là gì? Câu hỏi này của nhiều bạn đến đây có lẽ đã có câu trả lời. Sự ác cảm, sợ hãi không có căn cứ này hiện nay cũng đã dần được cải thiện trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên những gợi ý về các biện pháp để thoát khỏi hội chứng Homophobic mà Dnulib đã giới thiệu trong bài viết vừa rồi. Dnulib mỗi ngày mang đến nhiều thông tin thú vị, hấp dẫn về thế giới quanh bạn, vì vậy đừng nên bỏ lỡ bạn nhé!

Đăng bởi: Nguyễn Thị Kiều Oanh