Bạn đã từng nghe tới tin nhắn MMS chưa? Nếu chưa, đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại tin nhắn đặc biệt này. Cùng mình tìm hiểu tất tần tật về tin nhắn MMS và cách sử dụng nó một cách chi tiết nhé.
1. Tin nhắn MMS là gì?
Tin nhắn MMS là cụm từ viết tắt của Multimedia Messaging Services. Đây là dịch vụ gửi tin nhắn đa phương tiện, bao gồm văn bản, hình ảnh và âm thanh giữa các số điện thoại liên hệ với nhau.
Dù hầu hết các nhà mạng đều hỗ trợ gửi tin nhắn dưới dạng MMS, nhưng số lượng người sử dụng dịch vụ này vẫn còn ít do chi phí gửi tin nhắn này cao. Tuy nhiên, việc sử dụng loại tin nhắn này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn bởi không cần phải tải và cài đặt nhiều ứng dụng như Zalo, Messenger, Line,… cũng như đăng ký tài khoản để dùng.
2. Lợi ích mang lại của tin nhắn MMS
Tin nhắn MMS mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Theo nghiên cứu, việc sử dụng hình ảnh để thuyết phục người đọc, người xem có tỷ lệ thành công cao hơn 43% so với chỉ dùng lời nói. Vì vậy, tin nhắn MMS có tỷ lệ nhấp (CTR) cao hơn 52% so với tin nhắn SMS thông thường.
Các chiến dịch MMS cũng có tỷ lệ chọn tham gia cao hơn 20% so với các chiến dịch SMS. Ngoài ra, MMS còn có tỉ lệ được chia sẻ trên mạng xã hội cao hơn gấp 8 lần. Với sự đa dạng trong cách truyền tải thông tin, tin nhắn đa phương tiện giúp nội dung trở nên sinh động, trực quan hơn với hình ảnh, video, tệp tin, ảnh động,… Điều này giúp cho người đọc dễ hiểu được thông điệp mà người gửi muốn truyền tải hơn.
Doanh nghiệp có thể sử dụng tin nhắn MMS trong nhiều tình huống khác nhau. Chẳng hạn như gửi hình ảnh, danh thiếp, chèn thông tin về chương trình khuyến mãi và phiếu giảm giá vào tin nhắn, hoặc quảng bá về sản phẩm hay dịch vụ một cách trực quan, hấp dẫn thông qua hình ảnh hay video ngắn.
3. Khi nào chúng ta cần sử dụng tin nhắn MMS?
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, các ứng dụng nhắn tin miễn phí đã được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để sử dụng các ứng dụng này thì người dùng cần phải đăng ký tài khoản trên ứng dụng đó. Việc này làm cho quá trình gửi tin nhắn qua lại trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Vì thế, tin nhắn MMS là một giải pháp đơn giản và hiệu quả cho việc gửi tin nhắn đa nội dung. Với khả năng truyền tải thông tin qua hình ảnh, video, tệp tin, ảnh động,… phương thức này sẽ giúp người dùng truyền tải thứ mình muốn một cách sinh động và trực quan hơn. Do đó, nếu bạn cần nhanh gọn lẹ và người nhận có thể nhận được ngay trực tiếp tin nhắn của mình thì nên dùng dạng này.
4. Phân biệt sự khác nhau giữa tin nhắn MMS và SMS
SMS là viết tắt của Short Message Services, nghĩa là dịch vụ nhắn tin cơ bản gồm các nội dung văn bản ngắn. Với lợi thế chi phí gửi thấp hơn, SMS đã trở thành loại hình nhắn tin quen thuộc với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, số ký tự của nó bị giới hạn ở mức chỉ 160. Nếu bạn gửi nội dung dài hơn thì nó sẽ được tách ra thành nhiều tin nhỏ khác nhau.
So với SMS, MMS bao gồm cả các định dạng khác như hình ảnh, video, tệp tin, ảnh động,… giúp người dùng truyền tải thông tin đa dạng và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, phí gửi tin MMS thường cao hơn so với SMS và khả năng tương thích của nó còn phụ thuộc vào thiết bị và mạng di động của người nhận.
Dưới đây là bảng so sánh MMS và SMS để giúp bạn hiểu rõ hơn:
Từ viết tắt của | Nội dung | Hình ảnh, video, tệp tin, ảnh động,… | Độ dài tối đa | Hình ảnh | Chi phí gửi | Độ tương thích |
---|---|---|---|---|---|---|
SMS | Văn bản ngắn | Không hỗ trợ | 160 ký tự | Không áp dụng | Thấp | Tương thích với hầu hết các thiết bị |
MMS | Văn bản ngắn và đa phương tiện | Hỗ trợ | 1600 ký tự | Có áp dụng | Cao | Tương thích với hầu hết các thiết bị |
5. Điểm chung giữa MMS và SMS
Ngoài các điểm khác nhau trên, MMS và SMS có một số điểm giống nhau. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người khi nói về hai dịch vụ tin nhắn này. Cụ thể, cả hai đều được xây dựng trên cùng một công nghệ cơ sở và gửi qua mạng di động của một thiết bị như điện thoại hoặc máy tính bảng có hỗ trợ SIM.
Ban đầu, MMS được tạo ra để người dùng SMS có thể gửi các tệp đa phương tiện. Tuy nhiên, điểm chung nổi bật nhất giữa 2 loại tin nhắn này là chúng đều yêu cầu người nhận có đăng ký gói nhắn tin văn bản để có thể nhận và đọc được chúng trên máy.
6. Hướng dẫn cách gửi tin nhắn MMS trên điện thoại
Bên dưới là một vài điều kiện bạn cần đáp ứng để có thể dùng được tin nhắn đa phương tiện:
- Thuê bao đang hoạt động 2 chiều bình thường và được đăng ký dịch vụ Mobile Internet.
- 2 điện thoại nhận và gửi đều có hỗ trợ dịch vụ tin nhắn MMS.
- Quan trọng nhất là phía nhận cần phải có kết nối 3G hoặc 4G, không hỗ trợ dùng sóng WiFi.
6.1. Cách gửi tin nhắn MMS trên điện thoại iPhone
Để có thể gửi được tin nhắn MMS đa phương tiện trên iPhone, bạn cần kích hoạt tính năng này bằng cách truy cập Cài đặt > Chọn vào Tin nhắn > Kích hoạt thanh trạng thái tại phần Nhắn tin MMS.
Khi đã bật lên xong, bạn đã có thể gửi được tin nhắn với dạng âm thanh, hình ảnh,… cho người khác.
6.2. Cách gửi tin nhắn MMS trên các máy Android
Khi bạn nhập tin nhắn văn bản vượt quá 160 ký tự trên điện thoại Android, nó sẽ được tự động thay đổi thành dạng MMS. Trong trường hợp cần gửi tin nhắn dạng đính kèm video, hình ảnh,… thì chúng ta chọn vào biểu tượng hình ghim nằm trên ô soạn thảo để gắn vào là xong.
7. Những ứng dụng của tin nhắn MMS trong đời sống hàng ngày
Tin nhắn MMS đã không còn được sử dụng phổ biến như trước đây vì sự ra đời của nhiều ứng dụng gửi tin nhắn đa phương tiện mạnh mẽ hơn như Zalo, Messenger, Telegram,… Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp mà các doanh nghiệp vẫn dùng được loại tin này để tận dụng các ưu điểm của nó. Bên dưới là một số ví dụ điển hình về điều này:
- Khuyến mãi và tiếp thị
- Gửi bằng chứng dạng hình ảnh cho bên bảo hiểm
- Vẻ, thẻ và phiếu giảm giá cho khách hàng
- Tài liệu quảng bá sự kiện
- Hướng dẫn thực hiện bằng video ngắn
- Hình ảnh minh chứng của quá trình giao hàng và vận chuyển
- Xác nhận thanh toán và biên lai điện tử
- Gửi lời nhắc sử dụng quà tặng
- Thông báo có hàng hoặc còn hàng
- Giới thiệu các khách hàng mới
- Chia sẻ video, hình ảnh cho bộ phận hỗ trợ khách hàng
- Khảo sát độ hài lòng của các khách hàng (CSAT)
8. Chi phí cho tin nhắn MMS là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào nhà mạng và các gói cước mà người dùng đăng ký, chi phí gửi tin nhắn MMS sẽ khác nhau. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bảng giá cước phí của một số nhà mạng lớn tại Việt Nam, chúng tôi xin tổng hợp và liệt kê trong bảng dưới đây để bạn tham khảo.
-
Dành cho thuê bao mạng Viettel:
- Cước phí: 100 đồng/tin (áp dụng với gói cước Hischool, Student), 200 đồng/tin (áp dụng với gói cước Tomato, Buôn Làng), 300 đồng/tin (áp dụng với gói cước Economy, Happyzone, Tourist Voice, iPhone trả trước và những gói trả sau).
-
Dành cho thuê bao mạng Mobifone:
- MMS ký tự: 300 đồng/tin.
- MMS chứa âm thanh, hình ảnh: 600 đồng/tin.
-
Dành cho thuê bao mạng Vinaphone:
- MMS ký tự: 300 đồng/tin.
- MMS có âm thanh, hình ảnh: 600 đồng/tin.
-
Dành cho thuê bao mạng Vietnamobile:
- Tin nhắn ≥ 100KB: 500 đồng/tin.
- MMS: 300 đồng/tin.
9. Tổng kết
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tin nhắn MMS và cách sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quên liên tục theo dõi kênh Dchannel đến từ hệ thống Di Động Việt để cập nhật nhanh nhất những thông tin mới nhất về công nghệ hiện nay. Chúc bạn áp dụng tin nhắn MMS một cách hiệu quả và có những trải nghiệm tốt hơn cả chính hãng.