MOOC là gì?

0
48
Rate this post

“Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường”. Bạn cũng đã biết hiện tại chúng ta đã trải qua quá trình tiến lên “Industrie 4.0”, theo đó nhiều ngành nghề có thể có sự chuyển đổi hình thức hoạt động một cách nhanh chóng. Ngành giáo dục cũng như vậy, cũng có những sự thay đổi khác nhiều với hình thức truyền thống. Seri này chúng ta cùng đi tìm hiểu 1 hệ thống có thể làm thay đổi hoàn toàn cách dạy và học hiện nay. Cơ hội và thách thức có thể nói là rất lớn nhưng nó sẽ trở thành xu thế mới.

Nào hãy cùng mình đến với kỉ nguyên không còn phải đi học nữa.

Và còn một điều nữa nếu bạn đã, đang, và sẽ làm việc với Open edX thì hãy tham gia vào cộng đồng Open edX Việt Nam tại đây. Chùng nhau thảo luận để góp phần hỗ trợ xây dựng và phát triển chất lượng đào tạo nước nhà.

Khái niệm giáo dục: Giáo dục là cách học tập kiến thức, thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Cách hình thức giáo dục hiện nay:

  • Giáo dục truyền thống: là hình thức dạy và học chủ yếu hiện nay. Khi đó người học và người dạy phài trực tiếp đến lớp để tham gia khóa học.

  • Giáo dục trực tuyến E-learning: là một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của Internet. Giảng viên và học viên đều có thể tham gia học và đào tạo trên hệ thống E-learning trên máy tính, máy tính bảng, hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Thông qua E-learning giảng viên có thể trực tiếp giảng dạy cho học sinh hoặc gửi, lưu trữ những bài giảng, dữ liệu bài học trên hệ thống bằng các hình ảnh, video, âm thanh. Và học viên có thể theo dõi nhiều bài giảng theo phương thức online hoặc offline, trao đổi với giáo viên – học viên khác, tạo chủ đề thảo luận trong forum, thực hiện các bài kiểm tra,… E-learning là một hình thức học tập và đào tạo từ xa dựa trên các thiết bị công nghệ hiện đại và có kết nối Internet.

  • Đào tạo từ xa: Là hình thức đào tạo mà cả người dạy và người học không nhất thiết phải xuất hiện cùng một lúc, và cùng một chỗ. Toàn bộ bài giảng sẽ học trực tuyến. Có thể coi là 1 hình thức nhỏ của E-learning, nhưng đây là cả 1 chương trình học trực tuyến còn E-learning có thể chỉ là 1 vài khóa học học trực tuyến. Có thể trao bằng trực tuyến luôn không nhỉ

Ưu nhược điểm của giáo dục trực tuyến và giáo dục truyền thống:

  • Không gian và thời gian: Với e-learning, dạy và học không bị giới hạn bởi không gian và thời gian thông thường. Điều này đã phá bỏ những trở ngại về khoảng cách địa lý và giờ học của lớp học tập trung thông thường. Nhiều học viên tại những địa điểm khác nhau đều có thể tham dự vào bải giảng giáo viên. Số lượng học viên không bị giới hạn bởi không gian lớp học. Nếu là một người giỏi ngoại ngữ, bạn hoàn toàn có thể đăng ký vào một khoá học e-learning của tổ chức giáo dục, trường học trên quốc tế mà bạn mong muốn. Hơn nữa, khi tham gia vào lớp học “ảo” ta như có cảm giác là giảng viên đang giảng bài trực tiếp cho mình và chỉ một mình. (Say oh yes!) Chỉ cần biết T.Anh là có thể theo những khóa học của những giáo viên hàng đầu rồi.

  • Chi phí: Việc học tập tập trung học viên (giáo viên truyền thống) cần khoản chi phí tương đối (setting lớp học, chi phí quản lý, …), nhưng với e-learning thì chỉ chi phí chỉ bằng 1/10 mà thôi, nghe có vẻ lý tưởng cơ mà chỉ lý tưởng với nhà quản lý đào tạo thôi còn với học viên chi phí cũng vẫn rất đắt đỏ vì đồ công nghệ mà (tiên tiến là hại tiền). Với học viên, ngoài học phí khi học tại một học tập trung thì còn phải chi trả các khoản phụ phí như tiền xăng xe, tiền ăn khi những buổi học nối liền nhau, tiền sách, tiền giáo trình… Chi phí tiết kiệm hơn là những gì mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang đến cho toàn cầu.

  • Tài liệu: Để theo học một khoá học thông thường bạn sẽ phải mua những giáo trình nhất định và một loạt các tài liệu tham khảo khác. Nhưng tại lớp e-learning, giáo trình và tài liệu được giáo viên tải lên cho học viên sử dụng được luôn. Vì vậy, chỉ thể do lười biếng mà bạn không chịu học chứ không phải là không có tiền mua giáo trình và tài liệu tham khảo. Ngoài, việc giáo viên tải giáo trình và tài liệu lên hệ thống giúp cho tài liệu được đồng bộ tránh các bản in khác nhau có thể chứa sai sót của nhà xuất bản. Dần dần, đọc giáo trình online, đọc ebook sẽ thịnh hành hơn giáo trình giấy, sách giấy bởi sự tiện dụng và đa năng của nó.

  • Theo dõi tiến độ học: Với giáo dục truyền thống thì giáo viên sẽ khá vất vả để theo dõi tiến độ học của sinh viên. Tại e-learning, giáo viên, phụ huynh và học viên đều theo dõi được tiến độ học tập của học viên thông qua hệ thống cho website cung cấp. Theo dõi được tiến độ học giúp giáo viên điều chỉnh được bài giảng của mình, giúp phụ huynh nắm được tinh thần học tập của học viên và giúp học viên quan sát được chính quá trình học tập của mình. Theo dõi được tiến độ học tập trên các website e-learning mọi thứ rất cụ thể chứ không mơ hồ chỉ qua những lời nhận xét của giáo viên

MOOCs (Massive Open Online Courses) có mối quan hệ chặt chẽ với distance learning (tạm dịch là đào tạo từ xa). Distance learning vốn bắt nguồn từ thế kỉ 19. Ở thời điểm đó, distance learning chỉ đơn thuần là gửi tài liệu học tập đến cho học viên thông qua đường bưu điện. Cùng với sự phát triển về công nghệ ở thế kỉ 20, lần lượt các hình thức bổ trợ cho đào tạo từ xa ra đời, như audio (thông qua radio, cassettes) hay truyền hình. Những năm cuối thế kỉ 20, sự phát triển của Internet mang đến nhiều hướng tiếp cận mới cho distance learning. Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển đổi từ mô hình distance learning truyền thống sang e-learning. Điểm khác biệt chính của e-learning so với distance learning là các nguồn tài liệu chủ yếu được phân phối qua các hệ thống mạng máy tính. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các khóa học e-learning vẫn mang tính một chiều và thiếu sự tương tác với người học.

Do nhu cầu tương tác với người dùng tăng cao, Web 2.0 được phát triển và các hệ thống e-learning cũng đi theo xu hướng với việc thêm các tính năng như diễn đàn (forum), chat, hay các hệ thống quản lý học viên (LMS – Learning Management System). Nội dung và cách phân phối các nguồn tài nguyên học tập cũng dần trở nên đa dạng hơn, từ những video bài giảng được ghi lại từ các lớp học truyền thống cho đến các nguồn tài nguyên cho phép người dùng tải về. MOOC chỉ thực sự bùng nổ thành một trào lưu từ năm 2012 khi mà các platform lớn như Coursera, edX, Udacity hay FutureLearn được giới thiệu. Các platform này thường có điểm chung là được nhận sự hỗ trợ từ các trường đại học cũng như giới học thuật. Các tính năng như quản lý tiến độ khóa học, exam hay quản lý việc cấp chứng chỉ cũng được phát triển tốt hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người học. Hiện một số chương trình trên các platform này đã cho phép đổi ra tín chỉ tương đương ở các trường Đại học truyền thống.

Tương tự như đào tạo từ xa (distance learning), các khóa học MOOC được triển khai và cung cấp qua Internet. Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của MOOC so với các khóa đào tạo từ xa truyền thống là số lượng người đăng kí (subscriber) có thể lên đến hàng ngàn người học và thường không giới hạn hay ràng buộc về điều kiện tham dự cũng như phí đăng kí. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức đến cho học viên, các platform lớn về MOOC còn đặt mục tiêu làm cho các khóa học của họ được công nhận rộng rãi. Để giải quyết vấn đề trên, họ đã hợp tác với nhiều đối tác từ các trường Đại học cho đến các công ty, tổ chức lớn, có thể kể đến edX với các khóa học Professional Education hay chương trình MicroMasters (học viên có thể quy đổi ra credit để học tiếp lên các chương trình bậc sau Đại học tương ứng ở các trường Đại học đối tác), hoặc Coursera với các khóa học Specializations (học viên trả phí hàng tháng để truy cập vào các khóa học thuộc một chủ đề cụ thể).

Ngoài ra một số trường Đại học cũng bắt đầu khai thác mô hình MOOC để tiếp cận nhiều sinh viên hơn cũng như cắt giảm chi phí đào tạo.

Bài này mình nghĩ tìm hiểu như vậy thôi nha, dài lắm. Đây sẽ là 1 seri mà nên bạn đón đọc số thứ 2 nhé, mình sẽ tìm hiều về ưu điểm và nhược điểm và các mô hình hoạt động link ở đây nha. Chúc mn ngày mới làm việc hiệu quả. (goodluck)