Người Việt đầu tiên nhận OBE

0
39
Rate this post

Người Việt đầu tiên nhận Huy chương Hiệp sĩ Hoàng gia

Ông Tạ Viên Tích (Jack Shieh) – một người Việt đã sinh sống tại Anh suốt hơn 20 năm – vừa được Nữ hoàng Elizabeth II trao tặng Order of the British Empire (OBE) vì thành tích phục vụ cộng đồng.

Huy chương Hiệp sĩ Hoàng gia – Phần thưởng đáng tự hào

Huy chương OBE – hay được gọi bằng cách dịch sang tiếng Việt là Huy chương Hiệp sĩ Hoàng gia – là một phần thưởng được Nữ hoàng Anh trao tặng cho những công dân Anh có thành tích xuất sắc trong việc phát triển cộng đồng và tạo công ăn việc làm cho xã hội.

Ông Tích hiện là giám đốc hội Tâm thần Việt Nam, một tổ chức bất vụ lợi giúp đỡ về y tế và sức khoẻ cho bà con người Việt và người Hoa sống ở Luân Đôn.

Đài BBC đã phỏng vấn ông Tạ Viên Tích về phần thưởng này – có thể nói lần đầu tiên được trao cho người Việt tại xứ Anh này.

Tạ Viên Tích:
Tôi đã đến đây từ đầu năm 1980 và sau hai tuần lễ, tôi bắt tay vào việc giúp đỡ bà con tỵ nạn, như đưa bà con về đây, giúp bà con định cư, phát triển cộng đồng.

Rồi sau đó, tôi làm giám đốc hội Refugee Action giúp đỡ bà con người Việt, những người sang Anh trong giai đoạn định cư thứ hai (1989-1993).

Cũng trong thời gian đó, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Anh đã mời tôi tham gia vào cơ quan Race Relations Advisory – tức ban tư vấn về quan hệ sắc tộc cho ông.

Tôi làm cho ông trong 4 năm hay 5 năm gì đó cho đến năm 1993. Tôi nghĩ phần thưởng OBE là do ông Bộ trưởng Nội Vụ đề đạt lên Buckingham Palace.

BBC: Ông có nhiều năm làm việc cho cộng đồng người Việt và Hoa, giúp đỡ bà con hòa nhập vào xã hội chính ngạch của nước Anh, thế đánh giá của ông như thế nào về sự giúp đỡ của nước Anh dành cho người di dân?

Tạ Viên Tích: Cũng rất khó nói. Có hai vấn đề. Về chính phủ Anh thì họ giúp một phần nào đó, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải cố gắng như thế nào để hòa nhập vào cuộc sống mới ở đây.

Về hệ thống trợ giúp cộng đồng thì ở nước Anh cũng có các chính phủ từ Trung ương cho đến địa phương họ đều có ngân khoản để giúp cộng đồng địa phương phát triển. Ngoài ra còn có những hội từ thiện khác giúp họ hòa nhập, điều này còn tuỳ vào năng lực của từng hội.

BBC: Tôi thấy trong cộng đồng di dân ở nước Anh, trong đó có người Việt, tỷ lệ người nghèo không cao, đành rằng cũng có một số người ăn trợ cấp xã hội, ông thấy sao?

Tạ Viên Tích: Cái này còn tuỳ thuộc vào quan niệm, đánh giá như thế nào là giàu và nghèo. Nếu giàu là có xe hơi và các tiện nghi trong gia đình như tivi, máy giặt, thì hầu hết những người nghèo ai cũng có.

Tức là đối với những người không có công ăn việc làm thì chính phủ đã lo cho rồi, và tạm đủ. Còn những ai muốn giàu nhiều hơn thì phải ra ngoài làm ăn, buôn bán. Người ta gọi là bình dân ở đây đã được chính phủ lo nhà cửa và trợ cấp cho rồi, cho nên chính phủ có làm đủ chức năng trong việc chăm lo cho công dân của họ.

BBC: Thế còn Việt Nam thì sao, khi ông về bên đó thăm, ông có gặp người nghèo hay không?

Tạ Viên Tích: Có chứ, vẫn còn người nghèo.

BBC: Thế số người này gần đây có giảm bớt hay không?

Tạ Viên Tích: Nếu mà nói ở các thành phố lớn thì OK, công ty ngoại quốc họ đầu tư nhiều thì công ăn việc làm dễ hơn.

Còn ở miền quê thì cũng còn nhiều người gặp khó khăn.

BBC: Thế chính sách của chính phủ đưa ra nhằm giảm số người nghèo ông thấy có tác dụng hay không?

Tạ Viên Tích: Nói sự thật thì cái đó rất là khó. Việt Nam cũng giống như Trung Quốc hiện tại vấn đề tham nhũng vẫn tiếp tục thì làm sao lo được cho dân.

Chỉ nói một vấn đề cơ bản nhất là vấn đề y tế cho dân. Ở Việt Nam sự thật là nếu anh bệnh anh có tiền thì có bác sĩ.

Còn nếu anh không có tiền mà phải dùng nhà thương công thì có thể phải đợi săp hàng cả ngày vẫn chưa tới phiên anh để gặp bác sĩ.

Dnulib: Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập Dnulib