Phí bản quyền (Royalties fee) là gì? Tranh cãi giữa NFT Marketplace và NFT Creator

0
34
Rate this post

Phí bản quyền (Royalties fee) là gì?

Phí bản quyền (Royalties fee) là loại phí mà người bán phải trả khi họ bán một tác phẩm NFT trên thị trường thứ cấp như NFT Marketplace. Phí này sẽ được được NFT marketplace chuyển về cho đội ngũ phát triển của bộ sưu tập đó.

Phí bản quyền là loại phí mang lại cho cho các nghệ sĩ hoặc công ty phát hành NFT doanh thu để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, không phải NFT nào cũng áp dụng loại phí này. Công ty phát hành cũng có thể tùy chọn mức phí cho mỗi bộ sưu tập.

Theo thông tin từ NFTGo, dưới đây là số phí thu được của các bộ sưu tập lớn (dựa theo giá ETH ở các thời điểm khác nhau):

  • BAYC thu 2.5% phí, mang về 13 triệu USD cho Yuga Labs.
  • Meebits thu 5% phí, mang về 26.5 triệu USD cho Larva Labs và Yuga Labs.
  • Pudgy Penguins thu 5% phí, mang về 16 triệu USD.
  • Doodles thu 5% phí, mang về 33.4 triệu USD.

Phí bản quyền trong thị trường khác

Royalties fee không chỉ giới hạn trong thị trường NFT mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống thực. Một số ví dụ phổ biến bao gồm:

  • Âm nhạc: Nhạc sĩ nhận được Royalties fee khi âm nhạc của họ được sử dụng trong chương trình truyền hình hoặc phim hoặc phát trên các nền tảng kỹ thuật số.
  • Xuất bản: Tác giả và nhà xuất bản nhận được Royalties fee trên doanh thu bán sách,.
  • Nghệ thuật: Nghệ sĩ nhận được Royalties fee khi tác phẩm của họ được tái sản xuất trong sách, tạp chí hoặc các xuất bản phẩm khác.
  • Phát minh: Nhà phát minh nhận được Royalties fee trên doanh số bán hàng.

Royalties fee cung cấp cho người sáng tạo một cách để nhận được bồi thường liên tục cho công việc của họ, ngay cả sau khi nó đã được bán hoặc phân phối. Nó cũng có thể giúp thúc đẩy công việc và sự đổi mới chất lượng cao bằng cách đảm bảo người sáng tạo được thưởng cho nỗ lực của họ.

Lợi ích và hạn chế xoay quanh phí bản quyền

Lợi ích của phí bản quyền

Có một số lợi ích của Royalties fee trong thị trường NFT:

Khuyến khích sáng tạo và phát triển NFT: Royalties fee cung cấp động lực cho các nhà sáng tạo để tạo ra các NFT chất lượng cao và có giá trị, bởi vì họ có thể tiếp tục kiếm thu nhập từ chúng ngay cả khi chúng đã được bán.

Dòng thu nhập liên tục: Royalties fee cung cấp dòng tiền cho các nhà sáng tạo và chủ sở hữu ban đầu của NFT, giúp họ tiếp tục tạo và quảng bá công việc của mình.

Tăng giá trị: Royalties fee có thể tạo động lực tăng giá NFT vì những người bán lại thường sẽ bán lại với giá cao hơn số tiền họ đã bỏ ra mua nếu dự án làm tốt.

Hạn chế nếu không thu phí bản quyền

Việc không thu phí bản quyền vẫn có lợi ích. Ví dụ như:

  • Thu hút cộng đồng mua bán bộ sưu tập NFT đó.
  • Giúp các sàn NFT marketplace cạnh tranh với nhau nếu loại bỏ phí.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó sẽ lớn hơn nhiều vì lúc này nhà phát triển NFT sẽ không có Royalties fee để duy trì hoạt động. Lúc này họ buộc phải thực hiện những cách sau để có kinh phí duy trì hoạt động:

  • Thường xuyên bán NFT của team ra thị trường => Tạo ra hình ảnh không đẹp và lực bán lớn khi đội ngũ liên tục bán NFT do họ xây dựng.
  • Ra mắt và mở bán các bộ sưu tập NFT mới => Điều này khiến các bộ sưu tập cũ không còn nhận được sự phát triển từ đội ngũ khiến giá trị của chúng không được bồi đắp.

Chưa kể, việc loại bỏ phí giao dịch cũng không phải là động lực để cộng đồng mua bán và nắm giữ bộ sưu tập đó. Giá trị của NFT phải được kiến tạo từ đội ngũ phát triển dành cho bộ sưu tập NFT, giúp cho nó có giá trị văn hoá hoặc tính ứng dụng.

Vì vậy, phí bản quyền là loại phí cần thiết để tạo ra một thị trường NFT bền vững và công bằng hơn, các NFT creator có thể nhận về phần thưởng xứng đáng nếu như họ có thể giúp cho NFT được phổ cập rộng rãi.

Cách hoạt động của phí bản quyền ở NFT Marketplace

Khi giao dịch NFT trên NFT marketplace, phí bản quyền sẽ được thu như sau:

  1. Bước 1: Sau khi người mua thanh toán cho người bán, tiền trong tài khoản người mua sẽ bị trừ đi và chuyển đến sàn.
  2. Bước 2: NFT marketplace sẽ chuyển NFT được người bán list trên sàn đến ví người mua.
  3. Bước 3: NFT marketplace sẽ trích % royalties fee từ số tiền bán được để trả cho nhà phát hành. Các nhà phát hành nổi tiếng trên thị trường là Yuga Labs, Larva Labs,…
  4. Bước 4: Bản thân NFT marketplace cũng thu phí từ số tiền bán NFT để trả về cho công ty quản lý NFT marketplace.

Ví dụ: Nếu muốn bán 1 BAYC qua sàn Opensea, hai loại phí đó là:

  • Phí giao dịch của sàn: OpenSea thu 2.5%.
  • Phí bản quyền (Royalty fee): BAYC thu 2.5%.

Hai loại phí này sẽ tuỳ thuộc vào NFT Marketplace và tuỳ thuộc vào nhà phát triển quyết định. Tuy nhiên, mô hình hoạt động của royalties fee đang có một số sự thay đổi vì vấp phải sự tranh cãi của cộng đồng.

Đọc thêm: Phân tích NFT marketplace.

Tranh cãi xoay quanh Royalties fee (phí bản quyền)

Tranh cãi liên quan về Royalties fee (phí bản quyền) bắt đầu từ dự án Sudoswap – đây là dự án NFT marketplace hoặc động theo cơ chế AMM. Tuy nhiên, Sudoswap chỉ thu phí giao dịch 0.5% mà không thu phí Royalties fee, vì vậy nó đã gây ra cuộc cãi lớn trong tháng 8/2022.

Hiện tại, có không ít nhà phát triển NFT cũng chủ động từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ, cho phép holder của NFT toàn quyền sử dụng và cũng không thu phí bản quyền. Xu hướng này bắt đầu từ Nouns DAO và đã được nhiều bên khác áp dụng như Blitmap, CrypToadz và Oddities.

Sau đó, hàng loạt các dự án lớn cũng thông báo sự thay đổi:

5/8/2022: Nhà phát triển của Moonbirds thông báo đăng ký giấy phép Creative Commons (CC0) cho bộ sưu tập Oddities mới ra mắt. Điều này có nghĩa nhà phát triển từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và cũng không thu phí bản quyền đối với bộ sưu tập này.

  • 26/8/2022: X2Y2 chuyển đổi thành mô hình tuỳ chọn phí bản quyền.
  • 10/2022: Blur NFT marketplace ra mắt và nhanh chóng trở thành đối thủ lớn nhất của Opensea.
  • 9/10/2022: Bộ sưu tập DeGods NFT thông báo giảm phí bản quyền về 0%.
  • 15/10/2022: MagicEden chuyển đổi thành mô hình tuỳ chọn phí bản quyền.
  • 22/10/2022: Các dự án NFT trên Ethereum thu được 1.8 tỷ USD phí bản quyền (theo MarginATM).
  • 27/10/2022: LooksRare thông báo bỏ phí bản quyền, sử dụng doanh thu của sàn để chia sẻ cho nhà phát triển NFT.
  • 16/2/2023: Blur kêu gọi các nhà phát triển chặn Opensea nếu như
  • 18/2/2023: Đứng trước sự cạnh tranh từ Blur, Opensea thay đổi chính sách cho phép nhà phát hành NFT tuỳ chọn mức phí bản quyền (tối thiểu là 0.5%) cũng như loại bỏ quy định phí bản quyền trước đó.

Ban đầu, OpenSea là sàn giao dịch giữ vững quan điểm nhất về việc thu phí bản quyền. Tuy nhiên, đứng trước sự cạnh tranh lớn từ các sàn khác như Blur, LooksRare, X2Y2, MagicEden, OpenSea đã phải thay đổi.

Đọc thêm: Ai hưởng lợi khi Blur đối đầu với Opensea?

Hiện tại, Opensea và Blur đang dẫn đầu về phí bản quyền thu được để gửi cho NFT Creator. Mặc dù ra đời sau nhưng Blur đang có những chiến lược đúng để thu hẹp khoảng cách với ông lớn Opensea.

Một số câu hỏi phổ biến về Royalties fee

Làm thế nào để giảm phí khi giao dịch NFT?

Để giảm phí giao dịch khi giao dịch NFT trên NFT Marketplace, các bạn có thể:

  • Sử dụng sàn giao dịch có phí thấp hơn (X2Y2 thu phí 0.5% so với 2.5% của OpenSea).
  • Sử dụng sàn đang ưu đãi phí bằng 0% (OpenSea Pro mới ra mắt đang có phí 0%).
  • Sử dụng sàn có thưởng cho người dùng khi sử dụng (Blur và LooksRare sử dụng token để thưởng cho người dùng).
  • Sử dụng NFT marketplace hỗ trợ phí bản quyền cho người mua bán (LooksRare, MagicEden, X2Y2),…
  • Sử dụng NFT marketplace không thu phí bản quyền (Sudoswap, Yawww và Hadeswap).

Tuy nhiên, vấn đề này không quá quan trọng vì hiện tại có nhiều sàn có phí thấp hơn Opensea nhưng thanh khoản lại không có, giá sàn của NFT cũng cao hơn. Vì vậy, các bạn nên ưu tiên sàn nào có thanh khoản cao và giá sàn tốt nhất để giao dịch.

Làm thế nào để giao dịch không tốn phí bản quyền?

Nếu như mua bán NFT trên NFT marketplace, người dùng không thể nào loại bỏ được phí bản quyền. Để loại bỏ phí này, các bạn chỉ có thể giao dịch OTC. Tuy nhiên, loại giao dịch này yêu cầu người mua và người bán là các bên uy tín, nếu không người mua hoặc người bán có thể gặp phải scammer.

Tìm hiểu thêm về giao dịch OTC tại đây.

Bộ sưu tập NFT nào không thu phí bản quyền?

Các bộ sưu tập không thu phí bản quyền là: Moonbirds (Có thông báo nhưng chưa chính thức), NounsDAO, mfers, Blitmap, Grifters by XCOPY,…

Làm thế nào để có doanh thu nếu không có phí bản quyền?

Các dự án NFT có nhiều cách để tạo ra doanh thu nếu không có phí bản quyền mua bán NFT:

  • Doanh thu từ việc mint NFT ở thời điểm đầu ra mắt.
  • Mở bán đấu giá đối với các NFT hiếm.
  • Ra mắt các sản phẩm thương mại sử dụng hình ảnh NFT.
  • Hợp tác với các thương hiệu thời trang, điện ảnh để sử dụng hình ảnh của NFT.
  • Nhận tài trợ từ cộng đồng.