Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn đổi ở đâu?

0
32
Rate this post

Từ ngày 01/4/2021, toàn bộ hệ thống thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ chính thức được thay thế bằng mẫu thẻ BHYT mới trên toàn quốc. Quyết định này đã được Nhà nước thông qua nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý và sử dụng thông tin liên quan đến bảo hiểm y tế. Vậy cụ thể những trường hợp nào phải thay đổi thẻ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế hết hạn đổi ở đâu?

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Bảo hiểm y tế có ý nghĩa gì?

Bảo hiểm y tế mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa.

Hỗ trợ người cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế là góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật.

Đóng tiền mua thẻ bảo hiểm y tế là cách đóng góp khi lành, để dành khi ốm.

Bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men và chăm sóc cho người có thẻ khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng tuyến.

Khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau.

Trường hợp phải đổi thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp sau đây:

– Rách, nát hoặc hỏng;

– Thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu;

– Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Lưu ý: Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Từ 01/4/2021, đổi thẻ BHYT mẫu mới cho đối tượng nào?

Quyết định số 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành mẫu thẻ BHYT mới với nhiều tiện ích so với mẫu thẻ cũ tại Quyết định số 1313/QĐ-BHXH như kích thước nhỏ gọn, ép plastic, mã số ngắn gọn, thêm nhiều thông tin hướng dẫn,… Vậy ai sẽ được đổi sang loại thẻ mới này?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quyết định 1666/QĐ-BHXH:

2. Trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT theo quy định tại Quyết định này, thẻ BHYT đã cấp cho người tham gia BHYT còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được dùng để khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT.

Từ quy định trên, có thể thấy, những người đang sở hữu thẻ BHYT mẫu cũ còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được dùng để đi KCB BHYT. Nói cách khác, nếu không có thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, người tham gia BHYT sẽ được cấp mẫu thẻ BHYT mới tại Quyết định 1666.

Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn đổi ở đâu?

Kéo theo đó, thẻ BHYT mẫu mới sẽ được cấp cho các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Cấp mới thẻ BHYT cho người tham gia;

– Cấp lại thẻ BHYT cho người bị mất thẻ BHYT;

– Cấp lại thẻ BHYT do bị rách, hỏng, thay đổi thông tin trên thẻ.

Chú ý: Không phải tất cả thẻ BHYT được cấp từ ngày 01/4/2021 đều là mẫu thẻ mới. Bởi theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 1666/QĐ-BHXH, tại các địa phương còn phôi thẻ BHYT theo mẫu cũ chưa sử dụng hết thì vẫn tiếp tục cấp mẫu thẻ BHYT cũ cho người tham gia BHYT.

Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn đổi ở đâu?

Như quy định pháp luật nêu trên, thẻ BHYT mẫu mới sẽ được cho cấp mới hoặc cấp lại (mất, rách, hỏng, thay đổi thông tin) cho người tham gia. Căn cứ Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, tùy thuộc vào đối tượng tham gia BHYT mà nơi cấp mới, đổi thẻ BHYT sẽ là khác nhau. Cụ thể:

– Người được tổ chức BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện.

+ Riêng trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp đổi thẻ BHYT phải đến cơ quan BHXH tỉnh/huyện.

Ví dụ: Ông A là người lao động đang hưởng lương hưu, hiện nay ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sắp tới ông A muốn đổi thẻ BHYT mẫu mới thì có thể đến UBND phường Dịch Vọng Hậu hoặc cơ quan BHXH quận Cầu Giấy để làm thủ tục đổi.

– Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến UBND xã.

Ví dụ: Bà B là cựu chiến binh được ngân sách nhà nước đóng BHYT, hiện đang ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng. Từ 01/4/2021, bà B có thể đến UBND thị trấn Cát Bà để đổi thẻ BHYT mẫu mới.

– Người đã hiến bộ phận cơ thể: Đến cơ quan BHXH tỉnh/huyện.

– Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện.

Trong đó, người tham gia BHYT thuộc đối tượng này có thể đến Đại lý thu BHXH gần nhất hoặc cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi mình cư trú để được đổi thẻ.

+ Riêng học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường để được đổi thẻ.

– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện.

– Người tham gia BHYT đóng tại doanh nghiệp: Nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động để được đổi thẻ.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn đổi ở đâu?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay có nhu cầu cần sử dụng đến dịch vụ tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Phương thức chi trả BHXH qua ATM đăng ký như thế nào?
  • Nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần qua thẻ ATM được không?
  • Bảo hiểm xã hội 1 lần cho người nước ngoài như thế nào?

Câu hỏi thường gặp: