Từ láy và từ ghép: Phân biệt và bài tập ví dụ

0
1030
3/5 - (2 bình chọn)

Từ láy là gì?

Từ láy là loại từ có ít nhất hai tiếng ghép lại. Từ láy được đặc trưng bởi việc các tiếng ghép có cùng cách phát âm (có thể là giống âm đầu, giống vần, giống cả âm và vần, hoặc giống nhau hoàn toàn). Từ láy chỉ có một tiếng có ý nghĩa hoặc không có tiếng nào có ý nghĩa.

Ví dụ:

  • Rì rào (từ láy giống nhau về âm đầu – phụ âm r)
  • Lật đật (từ láy giống nhau về âm đầu)
  • Tí tách (từ láy giống nhau về âm đầu)
  • San sát (từ láy giống âm về âm đầu và vần)
  • Xanh xanh (từ láy toàn bộ)

Chú ý: Từ láy không bao giờ là từ chỉ sự vật. Nếu các từ chỉ sự vật được kết hợp thành hai tiếng mà không có ý nghĩa, chúng sẽ được xếp vào từ đơn đa âm tiết.

Tác dụng của từ láy

Trong tiếng Việt, từ láy được sử dụng để miêu tả hoặc nhấn mạnh đặc điểm của một hình thái, trạng thái, tâm trạng, hiện tượng, phong cảnh trong cuộc sống.

Từ ghép là gì?

Từ ghép là loại từ có cùng hai tiếng tạo nên từ và tất cả các tiếng đó đều có ý nghĩa.

Ví dụ:

  • Quần áo
  • Quả cam

Phân biệt từ láy và từ ghép

Giống nhau:

  • Cả từ ghép và từ láy đều được tạo thành từ ít nhất hai tiếng.

Khác nhau:

Từ ghép Từ láy
Các tiếng tạo nên từ đều có ý nghĩa (ví dụ: quả cam, cây táo,…) Các tiếng có cách phát âm giống nhau (có thể là giống âm đầu, vần, tiếng,…) (ví dụ: xinh xắn, run rẩy, thăm thẳm, xanh xanh,…)
Tối đa chỉ có 1 tiếng có ý nghĩa hoặc không có tiếng nào có ý nghĩa (ví dụ: rì rào, xào xạc,…)

Luyện tập từ ghép và từ láy

Bài 1: Đọc bài thơ sau và chỉ ra từ láy và từ ghép:

  • Từ láy: Lật đật, tí tách
  • Từ ghép: Lũ lượt, mặt trời, chớp đông, chớp tây, cây lá, làn nước, kim khâu, bánh khoai, bác ếch, lặn lội, cụm lúa

Bài 2: Trong các từ dưới đây, đâu là từ đơn, từ ghép và từ láy?

  • Từ đơn: Lê-ki-ma, ba lô, bố kết, xà phòng
  • Từ ghép: Chùa chiền, hân hạnh, yên tĩnh, mơ mộng
  • Từ láy: San sát, ầm ỉ, êm ả, lóng ngóng
    Chúng ta cần lưu ý rằng ầm ỉ và êm ả là hai từ láy đặc biệt (láy âm đầu zero).

Bài 3: Chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm từ:

  • Nhóm từ láy: Run rẩy, lấp ló, khúc khuỷu, thăm thẳm, xinh xắn, đủng đỉnh, ngổn ngang
  • Nhóm từ ghép: Thanh thản, hiền hậu, đất nước, cỏ cây, xa xưa, đi đứng, đối đáp, buôn bán, mơ mộng, mỏng mảnh, may mặc

Bài 4: Gạch chân từ ghép và đặt hai gạch đối với từ láy:

  • Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, lá na, mỏng manh, mệt mỏi, ngẫm nghĩ, ngon ngọt, lóng lánh, ôm ấp, ào ạt, gập ghềnh, mây mưa, ngã nghiêng
    Kết quả:

Bài 5: Gạch chân từ không cùng nhóm trong từng nhóm từ sau:
a. Ồn ào, ẩm ướt, xôn xao, lè tè (ẩm ướt là từ ghép, các từ còn lại là từ láy)
b. Yêu, xanh, sư tử, đà điểu, tủ lạnh (vì tủ lạnh là từ ghép, các từ còn lại đều là từ đơn)
c. Xanh ngắt, màu sắc, yếu ớt, yêu mến, mơ mộng (yếu ớt là từ láy, các từ còn lại là từ ghép)
d. Nhấp nhô, ghê gớm, thấp thoáng, loáng thoáng (ghê gớm là từ ghép, các từ còn lại đều là từ láy)

Bài 6: Tạo ra ít nhất 2 từ láy và 2 từ ghép với mỗi tiếng cho sẵn dưới đây:

  • Xanh: Xanh xao, xanh xanh (từ láy)
  • Xanh: Xanh tươi, xanh ngắt (từ ghép)
  • Lạ: Lạ, lạ lẫm (từ láy)
  • Lạ: Xa lạ, kỳ lạ (từ ghép)
  • Ấm: Âm ấm, ấm (từ láy)
  • Ấm: Ấm cúng, yên ấm, nước ấm (từ ghép)
  • Tròn: Tròn trịa, tròn trĩnh (từ láy)
  • Tròn: Vòng tròn, hình tròn (từ ghép)
  • Rắn: Răn rắn, rắn rỏi (từ láy)
  • Rắn: Cứng rắn, rắn chắc (từ ghép)
  • Nhẹ: Nhè nhẹ, nhẹ nhõm (từ láy)
  • Nhẹ: Gọn nhẹ, nhỏ nhẻ (từ ghép)
  • Tối: Tối tăm, tôi tối, tức tối (từ láy)
  • Tối: Đen tối, buổi tối, bóng tối (từ ghép)

Bài 7:
a. Tìm 2 từ láy và 2 từ ghép liên quan đến mùa xuân:

  • Từ láy: Mơn mởn, líu lo, ấm áp
  • Từ ghép: Cành quất, hoa đào, hoa mai, bánh chưng

b. Đặt mỗi từ tìm được ở phần a vào câu:

  • Mơn mởn: Trời mưa cỏ cây xanh mơn mởn
  • Líu lo: Bầy chim trên cành cây hót líu lo
  • Ấm áp: Mùa xuân tiết trời thật ấm áp
  • Cành quất: Bố em mua cành quất vào ngày tết
  • Hoa đào: Ngày tết nhà em có hoa đào
  • Hoa mai: Cành hoa mai trong vườn thật đẹp
  • Bánh chưng: Mẹ em đang ngồi gói bánh chưng ngày tết

Chúc bạn thực hiện tốt các bài tập!