Đầu tiên Purna xin gửi lời cảm ơn vì các bạn đã quan tâm theo dõi cũng như bình luận, đóng góp về những bài viết trên blog của mình. Câu hỏi mà khá nhiều bạn gửi cho mình trong loạt bài Hành trình trở thành huấn luyện viên yoga của Purna là dựa vào những tiêu chi nào để chọn lựa được trường tốt đào tạo huấn luyện viên.
Có thể nói việc tập yoga và việc trở thành giáo viên yoga đang dần trở thành một xu hướng. Yoga đang dần bị thương mại hoá. Quá nhiều trung tâm đào tạo giáo viên kiểu “mỳ ăn liền”…nhiều khi 10 ngày thôi cũng thành giáo viên. Với những lời quảng cáo hấp dẫn giăng đầy từ website cho đến facebook, làm sao bạn biết được chương trình đào tạo nào là phù hợp cho mình. Và làm sao bạn biết được bạn sẽ đạt được gì sau khi bỏ ra gần cả ngàn đô hoặc tối thiếu 200 giờ cho khoá học đó?
1. Bảo đảm rằng chương trình bạn học thuộc Yoga Alliance
Yoga Alliance là một hệ thống đào tạo yoga chuyên nghiệp tiêu chuẩn quốc tế. Nếu bạn từng nghiên cứu về Yoga Alliance, chắc hẳn bạn từng khá bối rối về các thuật ngữ được sữ dụng. Chẳng hạn, RYS, RYT, e-RYT, “đăng kí” (register), “chứng nhận” (certify).
- RYS, viết tắt của “Registered Yoga School”, có nghĩa là trường/trung tâm dạy yoga đã đăng kí với Yoga Alliance. Việc đăng kí này có nghĩa rằng chương trình đào tạo giáo viên của trung tâm này đáp ứng tiêu chuẩn Yoga Alliance. Một RYS có thể đăng kí nhiều khóa đào tạo khác nhau với Yoga Alliance (200-Hour, 300-Hour, Yoga trẻ em…).
- RYT, viết tắt của “Registered Yoga Teacher”. Những sinh viên hoàn thành khóa đào tạo (đã được đăng kí với Yoga Alliance) có đủ điều kiện để đăng ký RYT với Yoga Alliance (trả phí hằng năm).
- e-RYT, viết tắt của “Experienced Registered Yoga Teacher”. E-RYT là những RYT có kinh nghiệm giảng dạy: ít nhất 1000 giờ và 2 năm giảng dạy (thực tế việc chứng thực về tổng thời lượng giảng dạy rất khó nên khái niệm về e-RYT khá mơ hồ).
Như vậy những trường đào tạo huấn luyên viên yoga nằm trong hệ thống Yoga Alliance thì sẽ có chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi đăng ký học những trường này, bạn sẽ an tâm về chất lượng đầu ra của giáo viên. Lưu ý nếu bạn học ở các trường đại học yoga tại Ấn Đồ, thì bằng cấp sẽ thuộc hệ thống khác chứ không phải Yoga Alliance nhé.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa việc tham gia một khoá học không thuộc hệ thống Yoga Alliance là sai lầm. Theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn chỉ mới bắt đầu trở thành huấn luyện viên yoga thì nên đăng ký những khoá học của trường thuộc hệ thống Yoga Alliance/ hệ thống yoga riêng của Ấn Độ.
Sau khi đã hoàn thành xong 200 giờ đầu tiên, bạn có thể đăng ký những khoá học ngắn hạn (workshop) để tăng cường mảng kiến thức chuyên môn mà bạn muốn. Nếu những khoá ngắn hạn này thuộc Yoga Alliance thì quá tốt, còn không cũng không sao cả. Đó là ý kiến riêng của mình.
2. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình học
Mỗi khoá đào tạo huấn luyện viên sẽ có nội dung chương trình khác nhau:
Dạng 1: Với khoá học diễn ra ngay tại thành phố bạn ở, bạn có thể học liên tục trong vài ngày hoặc vài tuần từ 5g sáng đến 5g chiều.
Ưu điểm: bạn có thể về nhà lo công việc gia đình và đi dạy sau giờ học (nếu bạn đã là giáo viên yoga). Lịch trình công việc mỗi ngày của bạn không bị gián đoạn quá nhiều.
Khuyết điểm: bởi bạn không thể thoát khỏi hoàn toàn ra guồng công việc hằng ngày nên bạn sẽ bị phân tâm, không tập trung 100% cho khoá học.
Dạng 2: Một số khoá học sẽ diễn ra ở thành phố khác nơi bạn ở/ ở nước ngoài, bạn sẽ phải xa nhà, tạm gác công việc và xách vali lên đi học. Dĩ nhiên, bạn phải ngủ lại và sinh hoạt mỗi ngày tại trường.
Ưu điểm: bạn tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hằng ngày, không bị phân tâm vướng bận bởi những nghĩa vụ đang có. Hiệu quả học tập sẽ cao hơn nhờ sự toàn tâm toàn ý trong lúc học.
Khuyết điểm: bạn phải sắp xếp công việc, gia đình kỹ lưỡng trước khi khăn gói ra đi. Việc này khá khó khăn đối với những người đang có một công việc ổn định và có con nhỏ.
Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình học trước khi đăng ký. Một số sẽ thích học tập trung ở một nơi xa biệt lập giống như mình ;). Một số cảm thấy vừa học vừa làm sẽ tốt hơn với họ. Tuỳ hoàn cảnh mỗi người mà chọn khoá học thích hợp nhé.
3. Nghiên cứu kỹ về phần cơ thể học
https://www.instagram.com/p/BaXwamYBg43/?taken-by=purnanguyen