PMI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số quản lý thu mua PMI?

0
41
Rate this post

Thuật ngữ PMI đã không còn xa lạ với các nhà kinh doanh. Đây là một trong các chỉ báo kinh tế quan trọng giúp nhà quản trị hoạch định chính sách, phân tích hoạt động kinh doanh và quản lý thu mua hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ PMI. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa và cách tính chỉ số PMI để hiểu hơn về điều kiện kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) là chỉ số quản lý thu mua. Được công bố hàng tháng bởi Viện Quản lý Cung ứng và Markit Group, đây là chỉ số đo lường tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản xuất.

Chỉ số PMI phản ánh tình hình hoạt động kinh tế

Chỉ số PMI phản ánh tình hình hoạt động kinh tế

PMI gồm 5 chỉ số chính: Đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng và tồn kho. Dựa vào chỉ số này, các nhà quản trị có thể nắm được các thông tin trọng yếu về điều kiện kinh doanh và hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

Phân loại chỉ số PMI

Chỉ số PMI có thể được chia thành 2 loại: sản xuất và phi sản xuất.

Chỉ số PMI sản xuất

Chỉ số PMI sản xuất dùng để phản ánh sức mua trong ngành công nghiệp sản xuất. Các trọng số chính của PMI sản xuất bao gồm:

  • Đơn hàng mới: 30%
  • Sản xuất: 25%
  • Giao hàng từ nhà cung cấp: 15%
  • Hàng tồn kho: 10%
  • Việc làm: 20%

Chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ)

Đây là chỉ số hỗn hợp được tính toán nhằm dự đoán các điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất.

Các chỉ số dùng để đo lường PMI dịch vụ:

  • Hoạt động kinh doanh (tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ).
  • Đơn hàng mới (tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ).
  • Việc làm (tỷ lệ được điều chỉnh theo thời vụ).
  • Giao hàng từ nhà cung cấp.

Cách tính chỉ số PMI của Việt Nam

Công thức tính chỉ số PMI:

*PMI = (P1 1) + (P2 0.5) + (P3 0)**

Trong đó:

  • P1: phần trăm câu trả lời báo cáo sự cải thiện.
  • P2: phần trăm câu trả lời báo cáo không thay đổi.
  • P3: phần trăm câu trả lời báo cáo suy giảm.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số PMI trong lịch kinh tế

Chỉ số PMI là con số được xác lập dựa trên các câu trả lời khảo sát từ 400 nhà sản xuất trên cả nước. Chỉ số này có giá trị khi nằm trong khoảng từ 0 đến 100 và sẽ lấy mốc 50 để phân tích.

  • Kết quả > 50, chứng tỏ mức tăng tổng thể.
  • Kết quả < 50, chứng tỏ mức giảm tổng thể.
  • Kết quả = 50, chứng tỏ thị trường đang cân bằng.

Cách đọc chỉ số PMI chuẩn xác

Cách đọc chỉ số PMI chuẩn xác

Tuy nhiên, con số này chỉ là kịch bản dự báo và doanh nghiệp vẫn cần phải xem xét đến 3 trường hợp sau:

  • PMI thực tế > dự báo: Nền kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất và dịch vụ đang có tín hiệu phát triển tốt, giá trị đồng tiền của quốc gia có sự tăng nhẹ.
  • PMI thực tế < dự báo: Nền kinh tế có sự tụt giảm, giá sản phẩm bị trượt, nhiều chủ đầu tư ái ngại trong việc rót vốn vào.
  • PMI thực tế = dự báo: Thị trường ổn định, không có biến động.

Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Chỉ số PMI giúp phản ánh “sức khỏe” nền kinh tế, giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về tình kinh tế trong nước và quốc tế. Vai trò to lớn của chỉ số này đến các quyết định kinh tế được thể hiện qua 3 ý nghĩa dưới đây.

Chỉ số PMI là thước đo quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Đây được xem là công cụ giúp Ngân hàng Nhà nước, chính phủ đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp với biến động của thị trường. Đồng thời, dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được tốc độ tăng trưởng kinh tế của một công ty hay quốc gia. Từ đó có những điều chỉnh linh hoạt trước khi quyết định có nên đầu tư hay không.

PMI giúp đánh giá tốc độ tăng trưởng của một quốc gia

PMI giúp đánh giá tốc độ tăng trưởng của một quốc gia

Tác động đến quyết định quản lý thu mua hàng hóa của công ty

Dựa vào chỉ số này, người quản lý thu mua sẽ quyết định có nên thu mua hàng hóa để sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Chỉ số PMI cũng là cơ sở dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp đánh giá tổng số lượng hàng hóa, giá thành sản phẩm. Từ đó đưa ra quyết định sản xuất hàng hóa dựa trên tổng số lượng sản phẩm được đặt hàng.

Đối với nhà quản lý thu mua, kiểm tra hàng tồn kho, chỉ số PMI chính là “trợ thủ đắc lực” giúp họ nhận biết số lượng hàng còn trong kho, số lượng hàng cần bổ sung,… để hoàn thiện đơn hàng và đồng thời cần bằng sản phẩm dự trữ của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho các tháng tiếp theo hoặc các đơn hàng sau.

Tác động lên các đơn vị cung ứng

Nhà cung ứng hàng hóa sẽ dựa vào chỉ số PMI để dự đoán nhu cầu thị trường. Đồng thời đưa ra các chiến lược điều chỉnh giá phù hợp với thị trường.

Ưu – Nhược điểm của chỉ số PMI

Ưu điểm

  • Do dữ liệu được lấy từ nguồn thực tế nên có độ chính xác rất cao.
  • Dựa vào PMI, chúng ta có thể nắm tình hình kinh tế ra sao, cần có những điều chỉnh gì?
  • Chỉ số PMI được cập nhật và công bố hàng tháng nên được xem là chỉ số “trẻ”. Giúp chúng ta dự đoán trước những sự phát triển.

Nhược điểm

  • Phạm vi phản ánh chưa thực sự rộng, chỉ số chỉ có thể phản ánh về tình trạng sản xuất chứ không thể bao quát toàn bộ lực lượng lao động trọng khu vực này.
  • Kết quả chỉ số PMI dựa trên các khảo sát doanh nghiệp nên sẽ không thể tránh khỏi các trường hợp trả lời chủ quan, không chính xác với thực tế.

Viện FMIT – Đào tạo chương trình quản trị chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, hoạt động giao thương phát triển không chỉ trong mà còn ngoài nước. Lúc này, hoạt động cung ứng hàng hóa ngày càng diễn ra rầm rộ. Nhiều nhà quản trị chưa có phương pháp quản lý chặt chẽ khiến việc cung ứng hàng hóa gặp nhiều khó khăn trong cả việc xuất hàng hóa và thu mua nguyên liệu.

Để giúp các nhà lãnh đạo có phương án quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, Viện FMIT đã triển khai chương trình Quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR. Nội dung khóa học sẽ giúp học viên có tư duy mới mẻ, hiện đại về nguyên lý chuỗi cung ứng. Đồng thời, nắm chắc các kỹ thuật, mô hình và công nghệ quản lý hiện đại giúp cho việc điều chỉnh hoạt động thu mua và cung cấp hàng hóa thuận tiện và chuẩn xác hơn.

Chương trình đào tạo chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế tại Viện FMIT

Chương trình đào tạo chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế tại Viện FMIT

Hoàn thành khóa học, nhà lãnh đạo sẽ có tư duy nhạy bén với thị trường, biết cách nắm bắt cơ hội để phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Mỗi sự biến động của thị trường vừa có thể là cơ hội vừa là rủi ro tiềm tàng. Chính vì thế, vai trò của các nhà lãnh đạo lúc này chính là khéo léo đưa ra các chiến lược thực hiện phù hợp. Viện FMIT sẽ đồng hành mang đến những kiến thức chuyên sâu, giúp học viên tự tin hơn trong mọi quyết định kinh doanh.

Đây là bài viết đã được chỉnh sửa bởi Dnulib.