Các Đơn Vị Tính Rt Là Gì – Trong Một Số Báo Giá Từ Line

0
41
Rate this post

Dnulib

Giải thích về LCL và hướng dẫn cách tính cước vận chuyển hàng lẻ LCL đường biển chi tiết với các ví dụ minh họa chi tiết.

LCL là gì?

LCL (Less-than-container load) – Hàng lẻ / hàng consol / hàng ghép

LCL là viết tắt của từ Less-than-container load, hay còn gọi là hàng lẻ / hàng consol / hàng ghép, nghĩa là lô hàng không đủ lớn để chất đầy một container hàng hóa.

Vận chuyển hàng lẻ LCL là được định nghĩa là một lô hàng (shipment) không đủ hiệu quả để đóng đầy một container hàng hóa. Lô hàng này được gom, nhóm với các lô hàng khác có cùng một điểm đến chung trong một container tại một kho khai thác hàng lẻ CFS (Container Freight Station).

Vì vậy, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đối với các trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một container, các chủ hàng có thể chọn giải pháp giảm chi phí vận chuyển với loại dịch vụ hàng lẻ LCL. Đây là một giải pháp logistics đang có xu hướng phát triển rất mạnh, đặc biệt khi có sự bùng nổ của hàng hoá thương mại điện tử (e-commerce).

Cách tính cước vận chuyển hàng lẻ LCL như thế nào?

Để biết cách tính cước vận chuyển (freight rate) của một lô hàng lẻ (LCL shipment), bạn cần hiểu các thuật ngữ logistics dưới đây:

CBM:

  • CBM là viết tắt của từ CuBic Meter hay còn gọi là mét khối (m3). Đây là đơn vị phổ biến nhất được sử dụng để đo thể tích của hàng hóa. Thể tích của hàng hóa được tính theo công thức là: Dài x Rộng x Cao (m)

MT:

  • MT là viết tắt của từ Metric Ton, là đơn vị dùng để chỉ trọng lượng của hàng hóa (1 Metric Ton = 1.000 Kilogram).

RT:

  • RT là viết tắt của từ Revenue Ton, là đơn vị giá cước vận chuyển LCL được tính bằng cách so sánh giữa giá cước tính theo thể tích (CBM) và giá cước tính theo trọng lượng (MT); giá cước tính theo cách nào cao hơn sẽ được áp dụng cho lô hàng.

FT:

  • FT là viết tắt của từ Freight Ton, được sử dụng tương tự như RT (Revenue Ton), là đơn vị giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL được tính bằng cách so sánh giữa giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM và giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT; giá cước vận chuyển tính theo cách nào cao hơn sẽ được áp dụng cho lô hàng.

Các bước để tính giá cước vận chuyển của một lô hàng LCL (LCL shipment):

Bước 1: Bạn hãy đo kích thước các cạnh Dài, Rộng, Cao của kiện hàng theo đơn vị mét (m) để tính được thể tích của kiện hàng này.

Ví dụ: Nếu kích thước của một kiện hàng là Dài: 3,2m x Rộng: 1,2m x Cao: 2,2m thì thể tích của kiện hàng này sẽ là: 3,2 x 1,2 x 2,2 = 8,45CBM.

Bước 2: Cân kiện hàng để xác định trọng lượng theo đơn vị tấn (MT)

Ví dụ: Bạn cân kiện hàng biết được trọng lượng là 1,2 tấn (1.200 KGS)

Bước 3: Dựa trên giá cước vận chuyển hàng lẻ (LCL) được công ty gom hàng lẻ chào, bạn tính giá cước theo 2 đơn vị thể tích và trọng lượng.

Ví dụ: Nếu giá cước được chào bởi công ty vận chuyển là 12 USD/tấn hàng hóa, thì giá cước vận chuyển cho kiện hàng này sẽ là:

  • Giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM là: 8,45CBM x 12 USD = 101,4USD hoặc:

  • Giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT là: 1,2 tấn x 12 USD = 14,4 USD

Bước 4: So sánh giá cước giữa 2 cách trên và lấy giá cước nào cao hơn. Giá cước cao hơn sẽ được áp dụng cho kiện hàng này.

Trong ví dụ trên, giá cước theo thể tích CBM cao hơn giá cước tính theo trọng lượng MT nên mức phí vận chuyển RT cho kiện hàng này được áp dụng là: 101.4USD.

Một bài tập tính giá cước vận chuyển khác về cách tính cước LCL cho một lô hàng khó hơn như sau:

Bạn có nhu cầu gửi hàng đi Mỹ từ Việt Nam. Lô hàng lẻ này có hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh (SGN) – Los Angeles (LAX) – Chicago (CHI)

Gross weight (GW): 8,000 KGS
Measurement (Volume): 10.00 CBM

Bạn hãy tính cước phí vận chuyển cho lô hàng LCL trên, biết rằng:

  1. O/F (Ocean freight): 10 USD/CBM
  2. Trucking fee: 56 USD/CBM
  3. THC: 4 USD/CBM
  4. DDC: 3 USD/CBM
  5. Fumigation documentary fee (Phí chứng thư hun trùng): 7 USD/set
  6. Local charge in Los Angeles(PIER PASS: Phí cầu cảng): 4 USD/CBM
  7. Clean truck fee (Phí vệ sinh xe tải): 2 USD/CBM
  8. Customs charge (for inland) (Phí hải quan vào nội địa): 35 USD/shipment
  9. Warehouse surcharge (Phí kho bãi): 2 USD/CBM
  10. Inbound Documentation (Phí chứng từ hàng nhập): 10 USD/shipment
  11. Forklift fee (Phí xe nâng): 5 USD/CBM

Cách tính cước phí vận chuyển lô hàng lẻ LCL này như sau:

Trọng lượng (GW) và khối lượng (Volume) từ Hồ Chí Minh đến cảng Los Angeles vẫn giữ nguyên để tính cước. Tuy nhiên, khi hàng được vận chuyển nội địa từ cảng Los Angeles đến Chicago thì số khối phải được quy đổi lại vì theo quy định đối với hàng vận chuyển nội địa tại Mỹ. Công thức tính cước vận chuyển quy đổi như sau: 1 CBM(m3) = 363 KGS.

Như vậy: 8,000 KGSđược quy đổi thành 22.04 CBM(= 8,000:363)

Số khối quy đổi trên được thể hiện trên vận đơn House Bill of Lading (House B/L) ở ngay dưới góc trái của 2 ô Gross weight và Measurement: Revenue Tons: 22.04 CBM(tùy từng form House B/L)

Chi phí vận chuyển phí của lô hàng LCL này được tính như sau:

  • Từ Hồ Chí Minh đến Los Angeles:

  • Fumigation documentary fee = 7 USD

  • THC = 4 usd/cbm x 10 cbm = 40 USD

  • DDC = 31 usd/cbm x 10 cbm = 310 USD

  • PIER PASS = 4 usd/cbm x 10.0 cbm = 40 USD

  • Ocean freight (O/F) = 10 usd/cbm x 10 cbm = 100 USD

  • Từ Los Angeles đến Chicago:

Lô hàng được quy đổi từ 8,000 KGS sang 22.04 CBM

  • Clean truck fee = 2 USD/CBMx 22.04 CBM= 44.08 USD
  • Trucking fee = 56 USD/CBM x 22.04 CBM= 1.234,24 USD
  • Warehouse fuel surcharge = 2 USD/CBM x 22.04 CBM = 44.08 USD
  • Forklift fee = 5 usd/cbm x 22.04 CBM= 110.2 USD
  • CustomsCharge (for inland) = 35 USD / shipment
  • Inbound documentation fee = 10 USD /shipment

Tổng chi phí vận chuyển cho lô hàng là: 497 USD + 1.367,4 USD = 1.864,4 USD

*Nếu chưa hiểu rõ các thuật ngữ logistics ở trên là gì, bạn xem giải thích dưới đây:

  • O/F: viết tắt của từ Ocean freight, là cước vận chuyển hàng hóa đường biển
  • DDC: viết tắt của từ Destination Delivery Charge, là phụ phí giao hàng tại cảng đến.
  • Trucking fee / Inland Haulage Charge: là phí vận chuyển nội địa.

Đặc biệt, tại 2 cảng Los Angeles và Long Beach, do số lượng hàng hóa nhiều, gây ô nhiễm môi trường nên cảng còn thu thêm 2 phí nữa là: CTF và PierPass

  • CTF: viết tắt của từ Clean Truck Fee, là phí vệ sinh xe tải, chỉ áp dụng cho hàng ra cảng bằng xe tải (truck). Nếu hàng hóa được vận chuyển ra khỏi cảng bằng xe lửa (rail) thì không bị thu phí này.
  • PIER-PASS: là phí cầu cảng hay phí san sẻ giao thông, áp dụng cho hàng ra cảng giờ cao điểm; đây là tên của 1 công ty phi lợi nhuận được thành lập bởi các nhà khai thác cảng bãi đường biển (Marine Terminal Operators) nhằm làm giảm thiệt hại do tắc nghẽn cảng gây ra.

Tìm công ty dịch vụ hàng lẻ LCL (consolidator) uy tín

Để tìm kiếm được công ty logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL uy tín và phù hợp nhất trên thị trường không phải là điều dễ dàng và phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm và so sánh lựa chọn. Đặc biệt, việc này sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều đối với những người mới gửi hàng đi nước ngoài lần đầu với rất nhiều câu hỏi như: Tìm công ty logisticsở đâu? Cách tính giá cước vận chuyển như thế nào? Giá cước vận chuyển bao nhiêu? Công ty logistics nào uy tín? Xem bảng giá cước ở đâu…

Để giải quyết những vấn đề này một cách nhanh chóng và dễ dàng, chủ hàng có thể truy cập vào Sàn giao dịch Logistics quốc tế sentayho.com.vn (Logistics Marketplace). sentayho.com.vn là sàn vận chuyển quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, nơi có thể giúp các chủ hàng có nhiều lựa chọn cụ thể cho giá cước vận chuyển và công ty logistics nhất.

Gửi yêu cầu báo giá

Hiện nay hàu hết các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL trên thị trường đã có gian hàng giới thiệu và niêm yết giá cước trên sentayho.com.vn. Chủ hàng có thể tra cước vận chuyển vàtìm nhiều công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế để gửi hàng đi Mỹ, gửi hàng đi Canada, gửi hàng đi Úc, gửi hàng đi Nhật, Hàn Quốc … trên Sàn vận chuyển anhhung.mobi.

Để tìm bảng giá cước vận chuyển LCL, chủ hàng hãy truy cập tại đây https://dnulib.edu.vn

Chỉ với vài cú click, chủ hàng có thể:

  • Kết nối với hầu hết các Công ty Logistics trên thị trường (xem danh sách công ty logistics hay danh sách các công ty forwarder tại đây)
  • Nhận báo giá vận chuyển / Logistics nhanh chóng
  • Có nhiều nhà cung cấp để so sánh và lựa chọn
  • Cập nhật được giá và xu hướng trên thị trường
  • Có cơ hội tiết kiệm Thời gian & Chi phí Logistics hơn
  • Quản lý Chi phí / Booking / Nhà cung cấp… dễ dàng và thuận tiện

Nếu chưa tìm được giá cước vận chuyển như yêu cầu trong tính năng báo giá nhanh, chủ hàng có thể gửi YÊU CẦU BÁO GIÁ trên Sàn sentayho.com.vn, hệ thống sentayho.com.vn sẽ phân tích và gửi yêu báo giá này đến các công ty vận chuyển hàng hóa phù hợp nhất một cách nhanh chóng. Các công ty logistics này sẽ gửi báo giá đến để chủ hàng có thể so sánh và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình. Sau khi lựa chọn, chủ hàng có thể kết nối trực tiếp với nhà cung cấp qua gửi tin nhắn, chat, hoặc gọi điện trực tiếp để trao đổi thêm và chốt booking / hợp đồng.

Gửi Yêu cầu báo giá lên Sàn vận chuyển quốc tế sentayho.com.vn tại đây https://dnulib.edu.vn

Hướng dẫn Gửi “Yêu cầu báo giá” đến nhiều Forwarder cùng lúc

Gửi Yêu cầu báo giá trên sentayho.com.vn để có nhiều sự lựa chọn giá cước vận chuyển và nhà cung cấp dịch vụ.